Hy vọng là giấc mơ của một người đang sải bước – Aristotle
Hy vọng có thể được định nghĩa là khao khát điều gì đó kết hợp với sự ước đoán việc đó sẽ xảy ra. Nói ngắn gọn, hy vọng là sự dự đoán về một điều gì đó được khao khát.
Hành động hy vọng về một điều gì đó là động thái khao khát điều đó, và tin, dù có cơ sở hay tin mù quáng, rằng xác suất việc đó xảy ra, dù nhỏ hơn 1, nhưng lớn hơn 0. Nếu xác suất của việc nào đó xảy ra là 1 hay rất gần với 1, nó không phải là một điều hy vọng mà là sự mong đợi; nếu xác suất là 0 thì đó là một ảo tưởng; và nếu xác suất rất gần với 0 thì đó là một điều ước. Ranh giới giữa một niềm hy vọng và một diều ước vốn không rõ ràng, và là câu hỏi về sự nhấn mạnh hơn là bất kỳ gì khác.
Trong Protagoras của Plato, Socrates nói rằng nhà chính khách Pericles đã cho những đứa con trai của ông sự hướng dẫn xuất sắc về mọi thứ có thể học được từ thầy giáo, nhưng khi liên quan đến đức hạnh, ông đơn giản là để cho chúng “lang thang theo ý chí tự do của chúng với hy vọng rằng chúng sẽ tự tìm thấy đức hạnh.” Cách sử dụng này của “hy vọng” cho thấy rằng hy vọng về một điều gì đó một phần, hay thậm chí phần lớn nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta.
Thậm chí ngay cả khi hy vọng liên quan đến sự ước tính về xác suất, khía cạnh logic và tính toán này cũng thường không chính xác – và thực tế, thường không mang tính ý thức. Khi chúng ta hy vọng, chúng ta không biết khả năng, hay ít nhất là khả năng của chúng ta, là bao nhiêu, nhưng chúng ta vẫn chọn “hy vọng về hy vọng”. Sự kết hợp giữa sự vô tri và sự phản kháng này, sự “hy vọng về hy vọng”, kết hợp trong một thể “hy vọng”.
Một đối trọng của hy vọng chính là sợ hãi, được hiểu là khao khát một điều gì đó sẽ không xảy ra kết hợp với sự ước đoán về khả năng nó xảy ra. Trong bản thân hy vọng luôn tồn tại sợ hãi, và trong bản thân nỗi sợ hãi luôn có một tia hy vọng. Những đối thể khác của hy vọng là không hy vọng, và tuyệt vọng – một dạng khó chịu của sự không hy vọng.
Với bất kỳ một hy vọng nào, khao khát có thể mãnh liệt, và, một cách độc lập, sự ước đoán cũng thế. Ví dụ như, ta có thể khao khát một điều gì đó rất nhiều, nhưng lại vẫn tin rằng nó khó mà xảy ra. Nhìn chung, một điều gì được khao khát mãnh liệt dường như có khả năng xảy ra; ngược lại, một điều gì có khả năng xảy ra, theo nghĩa nó có thể được đạt tới, dường như được khao khát nhiều hơn. Nói cách khác, khao khát ở một mức nào đó có liên hệ với sự ước đoán. Những khuôn mẫu và qui luật này cũng áp dụng đối với nỗi sợ.
Có thể sẽ có tác dụng cho việc hiểu nếu ta so sánh hy vọng với sự lạc quan và niềm tin. Sự lạc quan là một thái độ chung về trạng thái “tràn trề hy vọng” rằng mọi thứ sẽ tiến triển tốt hơn hay xảy ra ở mức tốt nhất. Ngược lại, hy vọng rất đặc trưng và cụ thể (thậm chí một người hay bi quan vẫn có thể đầy hy vọng), và cũng kém bị động, liên hệ nhiều hơn và cũng có ích cho tương lai hơn. Để hy vọng một điều gì đó chính là khẳng định về mức độ quan trọng của một điều gì đó đối với chúng ta, và vì thế cũng là một khẳng định về bản thân.
Nhà triết học và thần học thế kỷ 13, Thánh Thomas Aquinas, đã nói rằng niềm tin có liên quan đến những thứ không thể nhìn thấy, trong khi hy vọng có liên quan đến những thứ không nằm trong tay. Nếu như hy vọng mang tính chủ động hơn sự lạc quan thì niềm tin còn mang tính chủ động cao hơn. Niềm tin mang tính cam kết sâu sắc.
Hy vọng đươc nhắc đến nhiều trong thần thoại và tôn giáo. Trong câu chuyện về Aesop, hy vọng được tượng trưng bởi chim én, vốn là một trong những loài chim xuất hiện sớm nhất vào cuối đông. Câu nói “Một con chim én không làm nên mùa hè” thuộc về chuyện về Kẻ tiêu hoang và Con chim én (hay The spendthrift/young man and the Swallow)
Một người thanh niên, một kẻ tiêu xài hoang phí, đã tiêu pha hết gia tài mà cha anh ta để lại, và không còn gì ngoài một chiếc áo choàng tốt. Một ngày nọ, anh ta tình cờ thấy một con chim én xuất hiện sớm hơn mùa của chúng, lượn dọc theo một cái hồ và kêu lên chíu chít. Anh ta ngỡ là mùa hè đã đến, và đi bán chiếc áo choàng. Không lâu sau đó, mùa đông lại trỗi lên với những cơn rét buốt. Khi anh ta tìm thấy chú chim én xấu số chết trên nền đất lạnh giá, anh ta thốt lên “Con chim bất hạnh kia! Mi đã làm gì? Xuất hiện sớm trước mùa xuân làm chi để rồi mi không chỉ tự giết chết mình, mà còn đem đến sự diệt vong cho ta.”
Trong thần thoại Hy lạp, Prometheus đã trộm lửa cho loài người. Để trừng phạt loài người, Zeus đã ra lệnh cho Hephaestus tạo nên người phụ nữ đầu tiên, một “cái ác xinh đẹp”, từ đất và nước, và lệnh cho mỗi vị thần ban cho cô ta một “món quà” để quyến rũ đàn ông. Sau đó Zeus tặng cho cô gái này, tên là Pandora, một chiêc hộp chứa những điều xấu xa, và đưa cô đến gặp em của Prometheus là Epimetheus. Pandora đã được cảnh báo rằng nàng không được mở chiếc hộp ra trong bất kỳ tình huống nào, nhưng sự tò mò bản năng của cô đã khiến cô mở nắp hộp, giải thoát cho tất cả những tội lỗi của con người ra khắp nơi trên thế giới, và vì thế đưa thời đại hoàng kim của loài người đến kết thúc. Pandora đã vội vàng đóng nắp lại, nhưng tất cả những gì bên trong chiếc hộp đã thoát ra ngoài – tất cả, ngoại trừ Hy vọng, được cô ta đặt vào đáy chiếc hộp.
Bỏ qua những sự phê phán, thần thoại về Pandora rất khó phiên dịch. Câu chuyện ám chỉ rằng Hy vọng được giữ lại cho loài người, giúp cho những sự vật lộn, đau khổ của họ có thể chịu được? Hay ngược lại, rằng Hy vọng từ chối con người, làm cho cuộc sống của họ càng thêm bi thương? Một khả năng thứ ba là Hy vọng, đơn giản chỉ là một cái xấu xa khác còn lại trong chiếc hộp, hoặc là một hình thức trừng phạt mới dành cho con người, hoặc là một sự ảo vọng trống rỗng và gặm nhấm con người. Tất cả những sự phiên dịch này đều nằm trong bản chất của hy vọng, và vì thế có lẽ sự mông lung về ý nghĩa của câu chuyện là hoàn toàn có chủ đích.
Trong Thiên chúa giáo, hy vọng là 1 trong 3 đức hạnh thần thánh bên cạnh niềm tin/đức tin và sự từ thiện (tình thương) – thần thánh bởi vì nó xuất phát từ sự màu nhiệm của Chúa, và bởi vì nó có chủ thể là Chúa. Hy vọng trong Thiên chúa giáo không nên hiểu chỉ đơn giản là sự phỏng đoán xác suất của một điều gì đó được khao khát, mà là một sự kỳ vọng có lẫn lòng tin, một sự tin tưởng nơi Chúa và những ban tặng của người giúp giải thoát những người tin tưởng khỏi sự hoang mang, sợ hãi, tham lam và bất kể thứ gì ngăn cản người đó đến với sự yêu thương – theo kinh thánh vốn là đức hạnh cao nhất trong số ba đức hạnh.
Vì thế, hy vọng trong Thiên chúa giáo giống với niềm tin hơn là hy vọng theo nghĩa thông thường, nó là niềm tin ở thì tương lai. Cũng như lời khấn nguyện, nó là một sự diễn đạt những hạn chế của chủ thể , và mối liên kết cũng như sự phụ thuộc của người đó vào một cái gì đó khác và hơn bản thân người ấy. Hy vọng có tính cuốn hút bởi vì nó là một hành động thể hiện sự thành kính, và sự khiêm nhường.
Những dòng văn tự trên cánh cửa dẫn đến địa ngục xuất hiện trong Inferno của Dante cho thấy rằng địa ngục trong Thiên chúa giáo chính là sự tuyệt vọng, hay cách khác, chính là sự cắt đứt mối liên kết giữa con người và thần thánh.
Qua ta ngươi bước vào thành phố của những cám dỗ, qua ta ngươi bước đến nỗi đau khổ triền miên, qua ta ngươi trở thành một trong những kẻ lạc lối. Công lý đã khiến Đấng Sáng tạo vĩ đại của ta xúc cảm: ta được tạo ra từ sức mạnh thần táhnh, và sự khôn ngoan tối cao và tình yêu khởi nguyên. Không có gì được tạo ra trước khi ta được tạo ra ngoài những thứ vĩnh hằng. Và ta cũng là vĩnh hằng. Hãy từ bỏ mọi hy vọng, hỡi kẻ bước vào chốn này!
Ở dương gian, có câu nói rằng “không có sự sống nào mà không có hy vọng”. Hy vọng là sự diễn đạt về lòng tin vào cuộc sống, và là cốt lõi cho những đức hạnh khác như lòng kiên nhẫn, sự quyết tâm và nghị lực. Nó không chỉ cho ta mục đích và còn động lực để đạt được những mục đích đó. Như Martin Luther nói trong Tabletalks, “Mọi thứ được thực hiện trong thế gian này đều được thực hiện bởi Hy vọng.”
Hy vọng cũng làm cho những khó khăn hiện tại không khó đến độ không thể đương đầu, cho dù đó có là sự cô độc, nghèo khó, bệnh tật hay chỉ đơn giản là quãng đường ùn tắc đến sở làm mỗi ngày. Thậm chí ngay cả trong tình huống giả định không có khó khăn, hy vọng vẫn cần thiết, bởi con người nói chung không cảm thấy hài lòng về “cảm thấy hài lòng” mà hướng tới động lực và thay đổi.
Ở mức độ sâu xa hơn, hy vọng kết nối hiện tại của chúng ta với quá khứ và tương lai, đem đến cho ta một cuộc sống ý nghĩa và có định hướng. Hy vọng của chúng ta là những huyết mạch chảy suốt cuộc sống của ta, làm nên những cuộc tranh đấu, sự thành công hay lúc thất bại của ta, sức mạnh của ta cũng như những lỗi lầm, và theo một nghĩa nào đó làm cho chúng trở nên hùng tráng.
Với ý nghĩ này, hy vọng, dù rất đỗi con người – bởi vì chỉ có con người mới có thể phản chiếu mình vào tương lai xa xôi – cũng kết nối chúng ta với một cái gì đó to lớn hơn bản thân, một nguồn sống của vũ trụ chảy trong chúng ta cũng như toàn thể loài ngừoi và tự nhiên.
Ngược lại, sự tuyệt vọng chính là nguồn gốc và triệu chứng của trầm cảm, và, trong bối cảnh của sự trầm cảm, chính là một nhân tố tiên liệu sự tự sát. “Bạn hy vọng gì từ cuộc sống?” là một trong những câu hỏi của tôi với tư cách một nhà tâm lý, và nếu bệnh nhân của tôi trả lời “không có gì cả”, tôi cần phải rất nghiêm túc về tình huống của bệnh nhân đó.
Hy vọng mang niềm vui, vì sự suy đoán về một điều khao khát nào đó mang niềm vui. Nhưng hy vọng cũng mang đau khổi, vì điều khao khát vẫn chưa nằm trong tay, và hơn thế, có thể sẽ không bao giờ nằm trong tay ta. Nỗi đau của việc mang một niềm hy vọng, và nỗi thống khổ khi niềm hy vọng đó bị đập nát, giải thích tại sao người ta thường không muốn hy vọng.
Đồng thời, chính sự khao khát về một điều gì đó có thể xảy ra có thể khiến ta đánh giá quá cao khả năng nó xảy ra, và, đặc biệt là khả năng nó có thể xảy ra với chúng ta. Nhiều, nếu không gần như toàn bộ hy vọng, ở một mức nào đó là những ảo vọng, nhưng một số, chẳng hạn như hy vọng trúng độc đắc, vượt quá những giới hạn.
Trong khi những hy vọng thực tế và có lý có thể giúp ta tiến tới, những ảo tưởng kéo dài sự thống khổ của chúng ta, dẫn đến sự thất vọng, chán nản và thù ghét không thể tránh khỏi. Bằng sự ngăn cản mối liên hệ với thực tế, ảo vọng hình thành nên sự bị động và lệ thuộc.
Từ bỏ những ảo vọng có thể giải phóng chúng ta, nhưng thật không may, tự do không phải dành cho tất cả mọi người. Mặc dù giống như sự ảo tưởng quá mức thường thấy trong sự mê cuồng, ảo vọng có thể khiến một người tiếp tục hy vọng hão huyền nhằm tránh sự tách biệt của cái tôi, và, ngắn gọn là giúp chúng ta khỏi bị điên loạn. Một người như thế đơn giản là không thể tự do được.
Hy vọng nói chung không có mối quan hệ “mặn mà” lắm với cái triết gia bởi vì nó thường vô lý và tổn hại đến sự tự tạo của các triết gia, những người không triết lý mà không hy vọng rằng triết lý có thể đem lại điều gì đó cho ông ta. Với nhiều triết gia, hy vọng là dấu hiệu của sự bất lực, sự rút lui khỏi thực tế vào những mơ tưởng huyễn hoặc, tốt cho trẻ nhỏ và Pandora, nhưng rõ ràng là không tốt cho người trưởng thành.
Những triết gia theo chủ nghĩa tồn tại cũng chia sẻ sự “lơ đãng” này với những đồng môn của họ, cho rằng bằng cách giấu đi những sự thật cay đắng về tình trạng của con người, hy vọng có thể khiến ta có một cuộc sống không liên hệ với đời sống và không thực.
Tuy nhiên, những người theo chủ nghĩa tồn tại cũng có những quan điểm thú vị về hy vọng.
Trong bài luận năm 1942, Thần thoại Sisyphus, Albert Camus so sanh tình cảnh của con người với sự trớ trêu của Sisyphus, một vị vua trong thần thoại của vương quốc Ephyra bị trừng phạt vì sự lừa dối thường xuyên của ông bằng việc bị bắt phải lặp đi lặp lại vĩnh viễn một công việc vô nghĩa là đẩu một tảng đá to lên đỉnh núi chỉ để nhìn nó lăn xuống chân núi lần nữa.
Camus kết luận rằng “Cuộc đấu tranh để lên đỉnh cao, chính bản thân nó đã đủ để lắp đầy tim của một người. Hẳn là Sisyphus đã rất vui vẻ”.
Mặc dù ngay cả trong tình cảnh tuyệt vọng cùng cực, Sisyphus vẫn có thể hạnh phúc. Thật vậy, vị vua ấy vui chính vì ông trong một tình cảnh tuyệt vọng cùng cực, bởi vì bằng sự nhận thức và chấp nhận sự tuyệt vọng trong tình cảnh của ông, ông đồng thời cũng vượt qua sự tuyệt vọng đó.
Kết luận
Chúng ta có thể có hy vọng. Thực ra là chúng ta phải có hy vọng; nhưng chúng ta cũng phải thấu hiểu hy vọng của chúng ta, cũng như về quá trình và bản chất của việc hy vọng. Nếu không, chúng ta sẽ quá nghiêm trọng về bản thân và đau khổ vì điều đó.
Trần Đình Tuấn dịch
Nguồn:
http://www.psychologytoday.com/blog/hide.../what-hope