Khám bệnh khi dịch âm đạo có màu nâu
Khi thấy dịch âm đạo có màu đậm như màu nâu, hoặc đi kèm với cảm giác ngứa ngáy hoặc đau đớn, thì rất có thể đó là cảnh báo rằng bạn nên đi khám bác sĩ. Dịch âm đạo bao gồm chất lỏng và các tế bào được tiết ra qua âm đạo. Dịch âm đạo hầu như là bình thường, và trong thời kì mang thai, nhiều phụ nữ cảm thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn bình thường. Mặc dù hầu hết các nguyên nhân làm cho dịch âm đạo khác thường cũng không quá đáng phải lo ngại vì nó thường vô hại. Tuy nhiên, khi thấy dịch âm đạo có màu đậm như màu nâu, hoặc đi kèm với cảm giác ngứa ngáy hoặc đau đớn, thì rất có thể đó là một cảnh báo rằng bạn nên đi khám bác sĩ. Bởi đó có thể là dấu hiệu của những bệnh sau:
Ung thư cổ tử cung
Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, dịch âm đạo tiết ra liên tục, có thể có màu nâu, có máu hoặc có mùi hôi... có thể là một chỉ số báo hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu, hoặc PID, là một bệnh nhiễm trùng cơ quan sinh sản nữ. Nó thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo và lây lan vào tử cung và đường sinh dục trên. Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc phòng tránh PID là rất quan trọng vì nó có thể dẫn đến vô sinh.
Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục, còn được gọi là mụn cóc hoa liễu, là những mụn nhỏ và vẻ bên ngoài giống như súp lơ. Mụn cóc sinh dục đôi khi có thể nhân lên thành các cụm lớn hơn. Các virus gây ra mụn cóc sinh dục - papillomavirus ở người, hay HPV - có liên quan tới ung thư cổ tử cung. Mụn cóc sinh dục có thể được điều trị bằng thuốc và phẫu thuật.
Bệnh lậu
Bệnh lậu lây truyền qua đường tình dục và có thể ảnh hưởng đến niệu đạo, trực tràng, cổ họng và cổ tử cung. Phụ nữ mắc bệnh lậu có thể truyền vi khuẩn cho thai nhi trong bụng. Với bào thai, bệnh lậu ảnh hưởng phổ biến nhất đến mắt của em bé. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh dự đoán rằng khoảng 700.000 người bị bệnh lậu mỗi năm tại Hoa Kỳ.
Chlamydia
Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng vi khuẩn đường sinh dục, lây lan qua đường tình dục. Để chẩn đoán chlamydia đòi hỏi phải kiểm tra dịch niệu đạo ở nam giới hoặc tiết dịch ở cổ tử cung ở phụ nữ. Một số các xét nghiệm này cũng có thể được thực hiện trên mẫu nước tiểu.
Chlamydia được điều trị bằng các kháng sinh như tetracycline, azithromycin và erythromycin. Điều trị kháng sinh sớm sẽ có hiệu quả cao và có thể ngăn ngừa các biến chứng lâu dài, bao gồm cả viêm cổ tử cung, vô sinh và tỷ lệ gia tăng của thai ngoài tử cung.
Viêm âm đạo
Có bốn loại viêm âm đạo thông thường. Đầu tiên là viêm âm đạo do vi khuẩn, mà kết quả do sự phát triển quá mức của một vài vi sinh vật bình thường trong âm đạo. Thứ hai là nhiễm nấm, gây ra bởi một loại nấm tự nhiên. Thứ ba là nhiễm Trichomonas, gây ra bởi một loại ký sinh trùng và thường lây truyền qua quan hệ tình dục. Thứ tư là viêm âm đạo teo, giảm nồng độ estrogen sau khi mãn kinh.