Làm gì đây khi bạn đã kết hôn nhưng cô đơn
rubiru > 06-17-2014, 03:55 AM
Đã kết hôn không bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ của sự cô đơn. Trong 1 nghiên cứu, 62.5% số người thông báo về sự cô đơn khi đã kết hôn và sống với bạn tình của họ. Dù nghiên cứu đó chỉ khảo sát những người lớn tuổi hơn, thì các nghiên cứu khác chỉ ra khoảng 20% dân số đang mắc chứng cô đơn kinh niên tại bất kỳ thời điểm nào.
Cô đơn ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và tinh thần của chúng ta như thế nào
Chúng ta thường không xem cô đơn như một tình trạng đòi hỏi sự can thiệp khẩn cấp. Sự cô đơn có những tác động tàn phá lên sức khoẻ thể chất và tinh thần. Sự cô đơn làm suy yếu chức năng hệ miễn dịch của chúng ta, và nó có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của chúng ta. Về mặt sức khoẻ tinh thần, sự cô đơn đặt chúng ta đứng trước nguy cơ bị trầm cảm và lo lắng và nó khiến chúng ta bóp méo những nhận thức của chúng ta như chúng ta xem bản thân, cuộc sống và những mối quan hệ của chúng ta trở nên tiêu cực hơn – đến lượt nó tác động đến hành vi của chúng ta theo những cách tiêu cực
Cô đơn ảnh hưởng như thế nào đến những mối quan hệ của chúng ta
Sự cô đơn làm méo mó cách nhìn của chúng ta về người khác và làm chúng ta hạ thấp giá trị những mối quan hệ của chúng ta. Chúng ta xem người khác là ít quan tâm, ít yêu thích và ít cam kết hơn so với thực tế, và chúng ta đánh giá mối quan hệ của chúng ta là yếu hơn và ít thoả mãn. Trong nỗ lực bảo vệ bản thân khỏi những tổn thương cảm xúc, chúng ta trở nên quá cảnh giác trước bất kì dấu hiệu nào của sự từ chối từ người khác và dễ bỏ qua những dấu hiệu của sự chấp nhận từ người khác.
Sự cô đơn hoạt động như thế nào trong hôn nhân
Dù chúng ta tin rằng hôn nhân có thể tách chúng ta ra khỏi những sự tàn phá của cô đơn, thì điều đó không đúng. Sự cô đơn được quyết định bởi chất lượng của những mối quan hệ của chúng ta chứ không phải số lượng mối quan hệ. Cô đơn trong hôn nhân thường xảy ra chầm chậm, khi sự mất kết nối với bạn tình tăng dần qua năm tháng.
Đôi khi, những cuộc thảo luận và những sở thích chung, về những sự kiện trên thế giới, về những mục tiêu và giấc mơ, chấm dứt hoàn toàn và những cuộc trò chuyện trở nên mang tính giải quyết (ví dụ, “Chúng ta cần mua thêm sữa”, “Mẹ em gọi điện” hoặc “Anh có nhớ trả tiền điện chưa?”) hoặc tập trung chủ yếu vào việc nuôi dạy con. Chúng ta cũng rơi vào những lề thói hằng ngày góp phần tạo ra khoảng cách tình cảm (ví dụ, một người xem tivi buổi tối trong khi người kia đang ở trên mạng, hoặc một người đi ngủ lúc 9h và dậy lúc 5h sáng còn người kia đi ngủ lúc 12h và dậy lúc 8h). Nói ngắn gọn, chúng ta đánh mất tình yêu và tình cảm nhưng chúng ta vẫn duy trì cuộc hôn nhân, thật trở trêu, thường là do nỗi sợ cô đơn —khi làm vậy, chúng ta có thể khiến bản thân chịu đựng sự cô đơn mà chúng ta đang cố tránh.
Làm thế nào chống lại sự cô đơn trong hôn nhân
1. Khởi xướng. Nếu bạn đang cô đơn, thì khả năng là bạn tình của bạn cũng đang cô đơn. Nhưng họ có thể đang bị mắc kẹt trong chu kì của sự mất kết nối cảm xúc và họ cũng cảm thấy bất lực để phá bỏ nó. Hãy khởi đầu những cuộc trò chuyện không phải nói về những chuyện xử lý công việc. Hỏi họ quan điểm của họ về chuyện gì đó mà họ quan tâm và đảm bảo là bạn đang lắng nghe. Đừng kỳ vọng họ đền đáp bạn ngay lập tức, vì các thói quen cần có thời gian để thay đổi, nhưng sau vài hành động để tỏ thiện ý, họ có thể sẽ đền đáp lại bạn.
2. Tạo ra những kinh nghiệm chung. Nếu bạn tình của bạn đang ngồi ở phòng khách xem chương trình tv họ thích, hãy ngồi cạnh họ (lúc bắt đầu chương trình) và nói “Thấy anh rất thích chương trình này nên em muốn xem thử.” Họ sẽ nghi ngờ, bối rối, nhưng hãy chân thành và thử xem chương trình đó thông qua đôi mắt của họ. Sau chương trình, hãy nói với họ về những khía cạnh bạn đánh giá cao. Bạn cũng có thể đề xuất những hoạt động đòi hỏi ít nỗ lực như đi bộ trong công viên, cùng nhau nấu ăn, xem video đám cưới của bạn (nhắc nhở bạn về những thời điểm gắn kết với nhau).
3. Luyện tập Tìm hiểu quan điểm của người khác. Cuộc hôn nhân càng kéo dài thì chúng ta càng có xu hướng giả định là chúng ta biết người kia đang nghĩ gì. Nhưng nghiên cứu chỉ ra điều này không đúng. Tìm hiểu quan điểm của người khác là một bài tập tư tưởng mà chúng ta không thể bỏ qua. Chúng ta phải nhắm mắt lại và tập trung trong vài phút vào quan điểm của đối tác; tưởng tượng về thế giới của họ và quan điểm của họ trong thế giới đó. Thu được sự hiểu biết lớn hơn về những suy nghĩ và cảm xúc của đối tác sẽ cho phép bạn bày tỏ sự thấu hiểu và thông cảm hơn đối với họ, làm mối gắn bó giữa hai bạn sâu sắc hơn.
Nguồn
What to Do When You’re Married But Lonely
Why marriage does not protect us from loneliness
Published on June 28, 2013 by Guy Winch, Ph.D. in The Squeaky Wheel
Psychologytoday