Tâm lý ẩn dưới nhân cách “xu hướng khủng hoảng”
Có thể bạn biết, hoặc chính bạn là kiểu người luôn cảm thấy rằng sắp rơi vào tận thế. Chạy từ việc khẩn cấp này tới việc khẩn cấp khác, hầu như
những cá nhân này tiến hành mọi công việc hằng ngày với cảm giác bi kịch cao độ. Họ hoặc là trễ, hầu như luôn trễ, hoặc là sợ bị trễ. Những tình huống trong công việc hay ở nhà cứ vượt ra khỏi tầm kiểm soát, và họ luôn để cho mọi người thấy tình huống tồi tệ như thế nào. Những cuộc gọi dài, những cuộc gặp, những email đầy lời than vãn cung cấp tất cả chi tiết kinh hãi.
Những cá nhân có xu hướng khủng hoảng không chỉ thích sống trong tình trạng cảnh báo cao độ, dường như họ còn thích thú được yêu cầu sửa chữa những vấn đề gây ra bởi khủng hoảng. Hãy gọi họ là “người hàn gắn” họ có thể không được yêu cầu thực hành những CPR chính thức trong công ty hay giữa những người bạn, nhưng họ có vẻ nổi trội do lòng nhiệt tình cứu rỗi một ngày.
Thách thức tâm lý với những người có xu hướng khủng hoảng là sự kết hợp những ứng xử điển hình cho một hoặc nhiều rối loạn nhân cách. Đặc biệt, theo một chương trong cuốn sách học thuật đã được biên tập về can thiệp vào khủng hoảng, nhà tâm lý học Gina Fusco và Arthur Freeman (2007) tin rằng những người được liệt vào “Nhóm B” của rối loạn nhân cách là những người trở thành bệnh nhân xu hướng khủng hoảng. Họ có thể không khớp 100% với những dạng rối loạn nhân cách, nhưng chỉ định nhóm B này đồng nghĩa rằng họ đại diện cho sự kết hợp của rối loạn nhân cách ranh giới, kẻ diễn kịch, tâm thần bất ổn, kẻ quá yêu bản thân mình. Fusco và Freeman cho rằng người có xu hướng khủng hoảng thấy rằng “thức dậy vào buổi sáng và phải đối mặt với những sự kiện hằng ngày chứa đựng đầy những khủng hoảng tiềm tàng và những nguyên nhân lo lắng”.
Rối loạn nhân cách nhóm B điển hình cho người hoặc là tìm kiếm hoan lạc trong bi kịch, hoặc trở nên quá tỉ mỉ đối với những vấn đề nhỏ, và có khuynh hướng nhìn thấy họ là trung tâm của thế giới điên loạn của chính họ. Do đó bản chất tính tình của người có xu hướng khủng hoảng là có thể hiểu được nhưng có lẽ phần ít hơn là thuộc nhân cách bệnh lý trong hồ sơ xu hướng khủng hoảng.
Không phải mọi người có xu hướng khủng hoảng đều là người có nhân cách bệnh lý. Khi trạng thái xu hướng khủng hoảng chồng lấn với trạng thái nhân cách bệnh lý là xu hướng thổi phồng, nếu không phải nói dối, về sức nặng của các tình trạng cấp bách. Tình trạng khẩn cấp cũng có thể trở thành một lý do biện hộ cho những cá nhân có nhân cách bệnh lý rằng họ phải tàn nhẫn và tiến hành các bước để đảm bảo rằng kỹ năng lãnh đạo của anh/cô ấy thực sự rất cần thiết để giải quyết khủng hoảng.
Thừa nhận rằng chúng ta có chẩn đoán tính cách của những người có xu hướng khủng hoảng, câu hỏi lúc này trở thành một trong số xử lý tình trạng hỗn loạn trong cuộc sống của những người khác do cá nhân này gây ra. Tuân theo những bước mà Fusco và Freeman đã đề xuất để làm giảm triệu chứng của các bệnh nhân có xu hướng khủng hoảng, cách tiếp cận tốt nhất là tác động cả nhận thức và hành vi. Mỗi rối loạn tính cách nhóm B có tiềm năng tuân theo liệu pháp nhận thức – hành vi, với phương pháp này khách hàng được giúp đỡ để nhìn thấy thế giới của họ trong một ánh sáng mới và họ được củng cố khi hành vi của họ bắt đầu thay đổi.
Tất nhiên phần nhiều phụ thuộc vào bối cảnh mà bạn biết cá nhân này, hay thực ra chính bạn là một người như vậy. Ở công việc bạn sẽ phải đối diện nhiều kịch bản khác nhau hơn ở nhà. Đối với những người lao động, ông chủ, người giám sát có xu hướng khủng hoảng, chìa khóa là bắt đầu chế ngự những phản ứng của chính họ. Thật dễ dàng để phát triển trạng thái “bầu trời sắp sập” của những người đó. Họ tuyên bố rằng tổ chức sắp sửa tan rã, rằng các bè phái xung khắc sẽ giết chết công ty hay thể chế, hay một hạn chót sắp đến biểu thị cho lệnh hành động khẩn cấp.
Để xử lý những cá nhân có xu hướng khủng hoảng tại nơi làm việc, thay vì nắm bắt họ ở giá trị bề mặt, hãy nhìn vào tình huống một cách khách quan và hỏi liệu rằng đây có phải là một khủng hoảng thực sự hay khủng hoảng tự tạo (hoang tưởng). Nếu đó là một khủng hoảng thực tế, thì bằng mọi cách, hành động là thực sự cần thiết. Nếu đó là một khủng hoảng tự tạo, được dự định để đặt cá nhân này ở giữa sân khấu trung tâm, lúc này giữ thái độ điềm tĩnh sẽ giúp những người khác thấy rằng vấn đề không đòi hỏi một giải pháp tức khắc. Nó cũng sẽ làm nản lòng người đã theo đuổi trạng thái tâm lý khẩn cấp.
Cần nhớ một điều rằng có một số người bị thu hút bởi các công việc đòi hỏi cách tiếp cận có xu hướng khủng hoảng. Một cách rõ ràng là nếu một cá nhân làm trong ban quản lý khủng hoảng, quỹ đầu tư, hoặc ngành truyền thông chẳng hạn, xử lý khủng hoảng là một phần trong công việc của họ. Chính bạn có thể ở trong hoàn cảnh này. Nếu gặp trường hợp này, việc nhìn sâu vào tính cách có xu hướng khủng hoảng có thể vẫn có giá trị. Học vài kỹ năng quản lý thời gian cũng có thể hữu ích.
Ý thức về tầm quan trọng của bản thân mà những nghề nghiệp này củng cố trở nên có vấn đề khi bạn áp dụng quyền đó vào trong những bối cảnh khác, chẳng hạn như các mối quan hệ gần gũi hay gia đình. Những người làm việc trong những lĩnh vực này cần sự hỗ trợ và thấu hiểu nhưng họ cũng cần học cách phân chia cuộc sống của họ. Mang ý thức về tầm quan trọng bản thân từ công việc vào đời sống riêng tư có thể nhanh chóng làm chán nản bạn đời, thành viên gia đình hay bạn bè những người có thể chịu đựng sự kể lể về bản thân liên miên của bạn.
Là một người có xu hướng khủng hoảng trong mối quan hệ đồng nghĩa rằng bạn liên tục tạo ra bi kịch với người quan trọng của bạn. Những người với khuynh hướng này hay tìm kiếm tranh luận chỉ để tạo ra tình huống quan tâm đến mình hay sự kích thích, hoặc có thể cho phép họ được giải cứu khi có gì bất ổn. Người có xu hướng khủng hoảng có thể trở nên nghiện tình dục. Họ phát triển dựa trên cảm xúc cao và thấp và trở nên ham muốn tình dục bởi bất kỳ cảm xúc nào, nhưng tình dục dường như là một lựa chọn tốt hơn cho họ sau một cuộc tranh luận.
Ứng xử với bạn đời có xu hướng khủng hoảng có nghĩa là bạn cần phải được chuẩn bị cho những đám mây bão trong một bầu trời lặng gió khác. Khi bạn thấy một xung đột bắt đầu hình thành, đừng bị hút vào vòng xoáy. Hãy cố gắng tìm hiểu xem điều gì đang diễn ra với bạn đời của bạn để thấy liệu có điều gì thực sự bất ổn hay đó chỉ là là sự nhàm chán hình thành do nhu cầu cần sự kích thích. Thấy được những nhu cầu đó có thể giúp cùng nhau giải quyết tranh luận. Nếu chính bạn là người có xu hướng tìm kiếm khủng hoảng, tương tự như vậy, hãy cố gắng nhìn vào bên trong xem nhu cầu gì mà xung đột này có thể đáp ứng. Làm tình có thể thú vị, nhưng sẽ tốt hơn cho mối quan hệ của bạn nếu không có gì để đền bù trước đó.
Bất kể là ở công việc hay trong các mối quan hệ, người có xu hướng khủng hoảng được lợi từ cách tiếp cận giúp họ tái cấu trúc suy nghĩ và sắp xếp lại sự củng cố của họ. Điều này bao gồm việc giúp đỡ để
phân biệt một khủng hoảng thật với một khủng hoảng tự tạo, và tìm kiếm phần thưởng từ sự bình tĩnh hơn là sự nổi xung.
Bạn không phải lúc nào cũng có lựa chọn rằng trải nghiệm nào sẽ trở thành khủng hoảng, nhưng bạn có thể lựa chọn cách bạn phản ứng. Thậm chí những cá nhân với tính cách dẫn dắt họ tới đòi hỏi andrenalin liều cao hoặc cảm giác của quyền lực từ một cuộc khủng hoảng có thể học cách đạt được sự đáp ứng từ cuộc sống với ít cảm xúc hơn nhưng lại có ích hơn về lâu dài.
Dịch: Gretchen
Nguồn:
http://www.psychologytoday.com/blog/fulf...gy-behind- the-crisis-prone-personality