Khi thời tiết bước vào mùa lạnh là thời điểm các bệnh của đường hô hấp bộc phát mạnh Trẻ nhỏ với sức đề kháng yếu là đối tượng rất dễ mắc bệnh Các bệnh hay gặp ở trẻ đó là viêm họng ,
viêm xoang mũi viêm mũi dị ứng………
Bệnh viêm mũi dị ứng không quá nguy hiểm nhưng sẽ gây rất nhiều phiền toái và khó chịu cho trẻ thế để khắc phục triệt để tình trạng viêm mũi dị ứng bố mẹ cần làm gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé!.
CHĂM SÓC TRẺ BỊ VIÊM MŨI DỊ ỨNG ĐÚNG CÁCH
Khi biết trẻ bị
viêm mũi dị ứng, cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc trẻ kịp thời và đúng cách để cải thiện tình trạng bệnh của trẻ. Dưới đây là một số việc cha mẹ cần làm khi trẻ bị viêm mũi dị ứng:
- Cho trẻ mặc ấm, giữ không cho bị lạnh ngực, tránh nơi gió lùa.
- Không để chân trẻ bị ẩm ướt hoặc bị lạnh, nhất là khi đi ngủ.
- Tăng cường dinh dưỡng, nhất là cho trẻ ăn các thức ăn nóng.
- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thường xuyên để tránh nhiễm trùng.
- Khắc phục triệt để thói quen ngoáy mũi và mút tay của trẻ.
- Hạn chế việc cho trẻ tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như phấn hoa, lông thú, khói bụi, thuốc là và vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Không nên cho trẻ ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng sẽ khiến bệnh thêm trầm trọng và khó điều trị.
- Theo dõi và thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ tránh để những biến chứng không đáng có xảy ra khi trẻ mắc bệnh.
PHÒNG BỆNH
VIEM MUI DI UNG
- Dùng nước muối sinh lý hay là nước biển phun sương rửa mũi cho trẻ hàng ngày, nhất là lúc vừa từ ngoài đường về đến nhà.
- Bôi kem giữ ẩm da lên vùng da dưới mũi để tránh trầy xước da bé do lau chùi nước mũi.
- Chạy máy giữ độ ẩm trong không khí đạt chuẩn và thoáng mát để tạo môi trường trong lành cho trẻ. Nếu gia đình không có máy giữ độ ẩm cha mẹ có thể áp dụng phương pháp: Trước khi ngủ, dùng khăn ấm lau 2 bên cánh mũi cho bé. Hơi ấm có thể tạm thời làm giảm tình trạng bị tắc mũi, giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.
- Quanh nhà nên hạn chế trồng hoa. Không nên nuôi chó mèo trong nhà, hạn chế đến mức tối đa không để cho trẻ tiếp xúc với các loại vật nuôi.
- Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, thảm, rèm, vải bọc ghế, bọc đệm. Nhà ở cần thoáng mát, sạch sẽ tránh ẩm ướt để hạn chế nấm mốc phát triển.
- Cần vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày, nhất là đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.
- Tắm cho bé đúng cách và dùng nước ấm tắm cho bé.
- Với bé dưới 3 tháng, khi bé có dấu hiệu bị sổ mũi và viêm mũi, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị kịp thời; vì giai đoạn này các dấu hiệu viêm mũi và cúm giống nhau nên không chẩn đoán bằng mắt thường được.
Cần đưa bé đi khám sớm để hạn chế các nguy cơ viêm phế quản và viêm phổi nguy hiểm cho con.
- Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ, nhất là vùng cổ, mũi và đôi chân.
Tăng cường sức đề kháng là biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng cho trẻ. Vì vậy, ngoài việc giữ vệ sinh thân thể và môi trường, cha mẹ nên chú trọng đến chế độ ăn uống, dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ phòng bệnh viêm mũi dị ứng.cũng như hỗ trợ cho việc
chua viem mui di ung đạt hiệu quả cao nhất