Làm sao để xử lí cảm xúc tội lỗi khi bạn không thể giúp người bạn yêu đang đau khổ
rubiru > 06-02-2013, 11:29 AM
[size=medium]
Tham khảo
Guilt and Worry About Someone You Love
Four steps to coping with empathy-based guilt
Published on September 9, 2012 by Lynn E. O’Connor, Ph.D. in Our Empathic Nature
Cuối tuần trước tôi đã có bữa ăn tối với 1 người bạn đang lo lắng kinh khủng cho người mẹ 65 tuổi của anh. Bà ấy gần đây có hành động tự làm hại bản thân 1 cách khác thường. Bà bắt đầu 1 cuộc tình với 1 người đàn ông trẻ hơn với lịch sử những vấn đề về tâm thần nghiêm trọng (bị chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực), dường như đang sống bám vào thu nhập của bà. Cách đây 1 vài tuần, bà cố ý dùng thuốc an thần quá liều. Bạn tôi thấy anh ấy không thể nghĩ về bất kì điều gì khác, anh ấy quá lo lắng. Anh tự hỏi mình có thể làm gì để giúp mẹ. Tôi nhận ra đó là 1 “cảm xúc tội lỗi dựa trên sự thấu cảm” (empathy-based guilt) mạnh mẽ - liên quan đến 1 kiểu tội lỗi của người sống sót, bạn cảm thấy bạn không có quyền được hạnh phúc, hoặc bị ám ảnh khi người bạn yêu thương đang đau khổ hoặc bất hạnh.
Tôi từng nghiên cứu về cảm xúc tội lỗi dựa trên thấu cảm. Trong nghiên cứu, chúng tôi thu thập dữ liệu về sự tội lỗi, xác định xem nó liên kết với điều gì. Là 1 nhà tâm lý học lâm sàng, tôi hầu như luôn nói với các thân chủ của tôi về nó, nó đóng vai trò không thể tránh khỏi trong cuộc sống hằng ngày của họ, gây ra nhiều rắc rối. Thực tế thì cảm xúc tội lỗi liên quan đến sự đau khổ thường là cái mang mọi người đến gặp tôi, hoặc 1 số nhà trị liệu khác. Tôi quên rằng bạn tôi cũng giống như những người khác, kể cả tôi, đau khổ vì những mối lo lắng được phóng đại về việc làm tổn thương người khác, đặc biệt những người họ yêu. Đây là trung tâm của cảm xúc tội lỗi dựa trên thấu cảm và chỉ những người có nhân cách bệnh lý (psychopath) mới không bao giờ cảm nhận cảm xúc đó. Có nhiều người nói rằng họ không bao giờ cảm thấy tội lỗi, hoặc họ ghét bất kì ai khuyên họ nên cảm thấy tội lỗi- họ nghĩ rằng nếu họ thừa nhận là cảm thấy có lỗi thì nó giống như những gì xảy ra trong 1 phiên tòa. Họ nghĩ nó là 1 sự thú nhận về 1 tội ác khách quan mà họ đã phạm. Hoặc họ nghĩ nó là 1 dấu hiệu của sự yếu đuối. Nhưng cả 2 đều không đúng. Là 1 nhà lâm sàng, tôi đã học cách diễn đạt lại cảm xúc này cho đến khi tôi biết ai đó trong 1 thời gian, và họ biết những gì tôi đang nói về khi tôi dùng từ “tội lỗi”. Ban đầu, tôi miêu tả sự tội lỗi như là “nỗi lo về 1 người nào đó”, liên kết với những ý nghĩ rằng họ nên làm 1 việc gì đó cho người mà họ đang lo lắng, hoặc họ có 1 số trách nhiệm cho việc tìm ra 1 giải pháp.
Kiểu tội lỗi này, cảm thấy chịu trách nhiệm và buồn phiền quá mức cho 1 ai đó, dựa vào khả năng đồng nhất hóa của chúng ta với người khác và những thôi thúc từ bi của chúng ta, nhưng nó có thể là nguyên nhân của nỗi bất hạnh lớn, đôi lúc là trầm cảm và những kìm hãm nghiêm trọng trong đời sống công việc và trong những mối quan hệ. Con người đau khổ vì cảm xúc tội lỗi vô lý hoặc quá mức. 1 số người nói với nhà trị liệu của họ về cảm xúc đó. Nhưng nhiều người (hoặc có lẽ là hầu hết) thì không, họ chỉ chịu đựng, và thấy bản thân họ không thể trải nghiệm niềm vui trong cuộc sống. “Làm sao tôi có thể hạnh phúc khi người tôi yêu thương (đối tác, bố mẹ, anh chị em, bạn thân, con cái...) đang đau khổ? Kiểu tội lỗi của người sống sót đó liên kết với cái mà tôi gọi là những niềm tin gây bệnh – đặc biệt là niềm tin rằng bạn đang có cuộc sống tốt hơn người khác, người khác sẽ đau khổ đơn giản chỉ bằng cách so sánh bản thân họ với bạn. Trong thực tế, trở nên thành công hơn, có 1 mối quan hệ hạnh phúc hoặc công việc thành công không làm người khác đau khổ; sự đau khổ của họ là do những hạn chế của riêng họ hoặc những vấn đề khác nằm trên con đường đi đến thành công và hạnh phúc của họ.
Sự tội lỗi xuất hiện như là 1 cảm giác lo lắng không thoải mái và đáng sợ xảy đến khi bạn tin là bạn bằng cách nào đó đã làm tổn thương hoặc không thể giúp đỡ được cho 1 người mà bạn yêu thương. Nó dường như khá phổ biến, ít nhất là trong nghiên cứu của chúng tôi ở những nền văn hóa và quốc gia khác mà chúng tôi phát hiện thấy nó, dù nó có thể được gọi bằng những cái tên khác nhau. Là 1 nhà tâm lý, công việc của tôi là giúp thân chủ xử lý với vấn đề này, ít nhất là đến mức độ nó không còn làm họ bị tê liệt, không hạnh phúc hoặc nó dường như là 1 trạng thái đau khổ không bao giờ chấm dứt. Về cơ bản, có 3 bước đơn giản để kiểm soát cảm xúc tội lỗi.
Đầu tiên là nhận ra nó. Sự tội lỗi che giấu khỏi bạn, nhưng bạn có thể học cách đọc được những manh mối cho thấy nó ở đó. Mọi người là khác nhau nhưng chắc chắn có 1 số kiểu mẫu chung phù hợp với nhiều người. Nếu bạn đột nhiên cảm thấy chán nản, lo lắng, tức giận, ám ảnh về 1 tình huống, hoặc đã làm việc gì đó ngu ngốc, tự hủy hoại bản thân, hãy nghĩ đến khi cảm xúc bắt đầu xuất hiện, bạn đang ở với ai và hỏi bạn thân bạn cảm thấy như thể bạn đã gây ra hoặc nên có trách nhiệm giúp người đó xử lí vấn đề. Hãy hỏi bản thân “Tôi đang lo lắng về người nào?” hoặc “Tôi nghĩ tôi đã vượt trội hơn người nào?” sẽ đem đến những kết quả bất ngờ. Danh sách những người mà bạn đã quá lo lắng về họ hoặc người mà bạn cố gắng giúp đỡ có thể kéo dài và bao gồm: người yêu của bạn, con bạn, bố mẹ bạn, bạn bè, hàng xóm, người quen, đồng nghiệp hoặc sếp của bạn.
Thứ 2, đánh giá lại những kì vọng và niềm tin của bạn liên quan đến con người và hoàn cảnh. Khả năng là bạn đang có những niềm tin sai – ví dụ, bạn có lẽ đã gây ra vấn đề cho người bạn đang lo lắng hoặc bạn có sức mạnh để “sửa chữa nó” trong khi bạn không thể. Nó trở nên khá rõ ràng khi cảm giác trách nhiệm của bạn đối với người khác bị thổi phồng quá mức, bị phóng đại và đôi khi là sai.
Thứ 3, làm rõ ràng vấn đề (ở trong bạn), quyết định xem bạn có thể làm bất kì điều gì để giúp người mà bạn đang lo. Tôi không nói là bạn nên dừng động lòng thương. Bạn không thể thoát khỏi sự xót thương; chúng ta được sinh ra với khả năng thấu cảm, nó là bản chất của chúng ta. Vì vậy, nếu có 1 hành động thiết thực nào bạn có thể làm, hãy lập kế hoạch và thực hiện nó.
Thứ 4, nếu không có cách nào để giúp người mà bạn quan tâm, hãy học cách không làm gì cả. Hiểu rằng đôi lúc bạn phải không làm gì cả và chịu đựng những cảm giác lo lắng cho 1 ai đó, cảm giác thấu cảm và thương xót ngay cả khi bạn không thể hành động theo những cảm xúc đó, là con đường để chung sống với sự tội lỗi và phần nào vượt qua nó. Học cách chịu đựng cảm giác có lỗi mà không hành động theo cảm xúc đó không phải là điều dễ dàng, nhưng nó nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Để kiểm soát sự tội lỗi, bạn cần phát triển những kỹ năng chịu đựng nó, chủ yếu bằng cách hướng tâm trí bạn sang những vấn đề khác, sử dụng những phương pháp sẽ không làm hại bạn. Khi con người không học được cách chịu đựng cảm xúc tội lỗi dựa trên thấu cảm thì họ thường tự làm hại bản thân họ. Họ có thể sử dụng những lời buộc tội và nổi giận với người mà họ đang lo, hoặc dùng ma túy, hoặc có những mối quan hệ tình dục mới, xem TV, ăn uống vô độ hoặc đi mua sắm, danh sách còn tiếp tục – tất cả những nỗ lực sai hướng đó chỉ để nhằm làm dịu cảm xúc tội lỗi dựa trên thấu cảm. Tôi từng có 1 bài viết về làm thế nào để có 1 cuộc hôn nhân hạnh phúc, tôi đã nói về tầm quan trọng của việc né tránh 1 chu kỳ đổ lỗi/tội lỗi. Khi đối tác cho rằng bạn đã làm anh/cô ấy đau khổ, bạn cảm thấy có lỗi và nếu bạn không thể chịu đựng cảm xúc đó, bạn kết thúc là bảo vệ bản thân bằng cách đổ lỗi cho đối tác. Cuộc chiến leo thang. Do đó, ngay cả trong những mối quan hệ thân mật nhất của bạn, học cách chịu đựng cảm xúc tội lỗi dựa trên thấu cảm sẽ làm bạn trở thành 1 người hạnh phúc hơn nhiều.
Khi bạn học cách chịu đựng cảm xúc tội lỗi tức là bạn đang học cách “điều chỉnh cảm xúc.” Có nhiều phương pháp được biết đến như: thiền, yoga, tập thể dục hoặc nói chuyện với 1 người bạn. Đôi lúc tâm lý trị liệu cũng có ích. Chúng ta không thể từ bỏ sự tội lỗi hoặc diệt trừ nó. Chúng ta cần cảm xúc tội lỗi dựa trên thấu cảm vì nó gửi đi 1 tín hiệu thông báo với chúng ta có 1 ai đó đang cần giúp đỡ, ngay cả khi chúng ta không có khả năng đem lại sự giúp đỡ cần thiết. Nó khuyến khích chúng ta sống hợp tác. Do đó bạn không thể thoát khỏi nó, nhưng bạn có thể học cách ngồi với nó và chịu đựng nó, nó sẽ không giết chết bạn. Nó thậm chí cũng sẽ không làm bạn đau khổ nhiều như trên 1 khi bạn đã nhận diện được nó, trừ khi bạn làm điều gì đó gây hại cho bản thân nhằm xoa dịu cảm xúc đó. Sự tội lỗi là 1 trong những điều mâu thuẫn đó mà chúng ta phải sống cùng nó – chúng ta cần cảm nhận 1 điều gì đó hơi đau đớn, để biết được những gì đang diễn ra trong thế giới xung quanh chúng ta và sống 1 cuộc sống hợp tác và hạnh phúc.
Nguồn: PsychologyToday