Làm thế nào để trở thành một người lắng nghe tốt hơn
rubiru > 06-07-2014, 04:42 AM
Sau đây là 7 yếu tố của việc lắng nghe, chúng ta có thể cải thiện tất cả những yếu tố đó. Để lắng nghe tốt, bạn phải…:
Hiểu thấu đáo những gì được nói.
Nhiều người không phải là những người nói chuyện rõ ràng, vì vậy 1 người lắng nghe tốt phải gỡ rối những điểm bị xoắn lại. Và ngay cả nếu người nói rõ ràng như pha lê, thì một số nội dung có thể khó nắm bắt. Người lắng nghe tốt biết khi nào họ phải nghe chăm chú, và khi nào họ có thể “nghe với 1 tai”. Và khi họ không hiểu một điều gì đó quan trọng, ngay cả nếu do tâm trí họ suy nghĩ lan man, thì họ yêu cầu người nói giải thích lại: “Tôi không hiểu rõ lắm điều đó. Bạn làm ơn lặp lại được chứ?” Khi nghe một lời đề nghị như vậy, hiếm có người nói nào nghĩ rằng “Thật ngu ngốc làm sao.” Họ có thể cảm kích người nghe vì đã quan tâm đủ để yêu cầu họ giải thích lại. Và thường thì sự giải thích lại là rõ ràng hơn lúc ban đầu.
Chú ý đến những điều quan trọng chưa được nói.
Ví dụ, ở cuộc hẹn đầu tiên, nếu một người chỉ nói về công việc mà không nói về những mối quan hệ. Liệu bạn có giỏi trong việc lắng nghe những điều quan trọng chưa được nói?
Nhận ra những thay đổi trong giọng nói và ngôn ngữ cơ thể
Những người lắng nghe tốt quan sát những cử chỉ, điệu bộ về ngôn ngữ cơ thể: Ví dụ, khuôn mặt, giọng nói và ngôn ngữ cơ thể của người nói có vẻ căng thẳng? Nếu đúng vậy, 1 người nghe tốt có thể tỏ ra thoải mái, thư giãn và không đối chất. Có lẽ điều quan trọng hơn là chú ý đến những thay đổi: Ví dụ, nếu độ cao của giọng người nói đột ngột tăng lên, thì điều mà anh/cô ấy đang nói có thể mang theo cảm xúc. Đột ngột khoanh tay có thể chỉ về sự phòng thủ hoặc sự che giấu.
Cân nhắc liệu có nên bổ sung thông tin
Người lắng nghe tốt biết xác định hợp lý, trong bất kì tình huống nào, liệu nên bổ sung thông tin hay chỉ cần lắng nghe và hỏi những câu hỏi tiếp theo. Đừng để khao khát gây ấn tượng của bạn lấn át điều gì là tốt nhất cho cuộc nói chuyện và những kết quả được mong đợi. Trong tình huống thích hợp, sự kiềm chế có thể là bắt buộc.
Xác định có nên nghĩ trước hay không.
Suy nghĩ trước về điều bạn sẽ nói tiếp theo là tự nhiên. Điều đó tốt khi bạn giỏi trong việc dự đoán người kia sẽ nói chuyện gì. Những người lắng nghe tốt từng học được từ kinh nghiệm rằng những dự đoán của họ không phải lúc nào cũng đúng đã kiềm chế bản thân họ suy nghĩ, hoặc nói trước.
Suy nghĩ trước khi phản hồi
Sau khi người nói đã nói xong, 1 người lắng nghe tốt có thể dành chút thời gian trước khi phản hồi. Hãy dành vài giây để suy nghĩ hoặc nói “Cho tôi vài giây để nghĩ về điều đó.” Làm như vậy sẽ khiến người nói cảm thấy điều họ nói đáng để suy ngẫm và người nghe không phải đợi cho đến khi người nói nói xong để anh/cô ấy có thể nói.
Biết khi nào thì nên ngắt lời
Việc ngắt lời đi cùng với một cái giá đắt: Nó làm người nói cảm thấy bị mất thể diện. Hãy để cho người đó nói. Khi một người tiếp tục nói, anh/cô ấy bớt căng thẳng và có khả năng tiết lộ 1 chuyện gì đó mà anh/cô ấy không có kế hoạch nói lúc đầu. Nhà tư vấn Jo Ellen Dimitrius và Leigh Steinberg từng nói rằng ngắt lời là việc tồi tệ nhất bạn có thể làm trong 1 cuộc thương lượng. Nhưng khi gặp một người nói dông dài hoặc khi thời gian còn ít thì việc ngắt lời có thể biện hộ được, đặc biệt khi bạn tự tin rằng bạn biết người nói sẽ nói điều gì hoặc chịu đựng một bài nói dài của người nói có thể sẽ mang lại ít giá trị hoặc niềm vui.
Nguồn
How to Become a Better Listener
By Marty Nemko, Ph.D. on May 31, 2014 – 12:43am
Listening is much tougher than most people think, and most of us could do it better.
PsychologyToday