Bụt. > 01-26-2011, 05:53 AM
Vietsciences- Trần Viết Điền 01/01/2011
Những bài cùng tác giả
Bà Chính Cung Hoàng Hậu của vua Quang Trung, nhân vật hậu trƣờng của thời Tây
Sơn, âm thầm gắn bó với sự nghiệp vinh quang và cay đắng của chồng, qua đời trƣớc vua Quang
Trung hơn một năm, đƣợc triều Tây Sơn an táng cùng với chồng ở kinh đô Phú Xuân. Việc tang
ma bà Chính Cung không suôn sẻ là nguyên nhân gần của sự kiện vua Quang Trung đào mồ các
chúa Nguyễn, quá thất nhân tâm! Hậu quả chỉ mƣời năm sau, lăng mộ của hai vợ chồng cùng bị
vua Gia Long quật phá, bêu xác, trị tội thê thảm ở kinh đô bỏ ngỏ mà vua con Cảnh Thịnh bất
đức bất tài không giữ đƣợc… Đa phần ngƣời Việt thừa nhận vua Quang Trung là một anh hùng
dân tộc Việt, đại phá quân Xiêm, đánh bại và quét sạch quân Thanh xâm lƣợc…Vì vậy tìm lăng
mộ của vua Quang Trung là việc cần làm. Thế thì việc tìm kiếm lăng mộ của bà Chính Cung
Hoàng Hậu sẽ góp phần tìm kiếm lăng mộ vua Quang Trung và ngƣợc lại. Lăng mộ bà Chính
Cung Hoàng Hậu của vua Quang Trung ở đâu là một câu hỏi từng đƣợc PSG Tiến sĩ Đỗ Bang,
thuộc Khoa Sử trƣờng Đại học Khoa Học Huế, trả lời trong sách “Những khám phá về
hoàng đế Quang Trung”(NXB Thuận Hóa, Huế , 1988).Tác giả viết: “ Năm 1791, sau một
cơn bạo bệnh, thầy thuốc trong và ngoài nƣớc chữa chạy cũng không qua đƣợc cơn bệnh hiểm
nghèo, bà từ trần vào ngày 29 tháng 3 và chôn ngày 25 tháng 6 năm 1791, mộ chôn dƣới chân
núi Kim Phụng nằm về phía tây của thành phố Huế.” (s đ d, tr.22). Tác giả sách vừa nêu đã cung
cấp những thông tin cần thiết về năm tháng ngày mất và ngày an táng của Chính Cung Hoàng
Hậu, nhƣng tiếc thay khi công bố khu vực có lăng mộ của bà thì tác giả viết quá sơ sài, thậm chí
chƣa xử lý văn bản đầy đủ, dẫn đến sự hoài nghi khoa học. Hơn nữa về hành trạng của bà Chính
Cung Hoàng Hậu vẫn còn những ý kiến trái ngƣợc nhau, càng gây khó khăn trong việc tìm lăng
mộ của bà.
Dẫu rằng PGS. Tiến Sĩ Đỗ Bang đă chỉ hƣớng lăng mộ bà Chính Cung Hoàng Hậu ở núi
Kim Phụng, thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nhƣng chƣa chứng minh. Đến nay chƣa có những thông
tin gì mới và tất nhiên giới nghiên cứu chƣa tìm ra lăng mộ bà Chính Cung Hoàng Hậu.
Vài năm gần đây, chúng tôi cố gắng tìm kiếm lăng mộ bà Chính Cung Hoàng Hậu, rà
soát và xử lý tƣ liệu, khảo sát điền dã, thử hình thành một giả thuyết công tác và tìm cách kiểm
chứng giả thuyết trong điều kiện hạn hẹp. Chúng tôi thấy độ tin của giả thuyết chúng tôi nêu ra
càng ngày càng tăng, vì thế xin công bố với hy vọng các nhà khảo cổ thuộc các cơ quan có
thẩm quyền quan tâm. Nếu các nhà chuyên môn của Viện khảo cổ Việt Nam tiến hành thao tác
khảo cổ học tại địa điểm cụ thể, do giả thuyết chúng tôi đề xuất, hy vọng tìm ra lăng mộ bà
Chính Cung Hoàng Hậu và Đan Dƣơng lăng của vua Quang Trung.
Để tiện theo dõi, chúng tôi bố cục bài nghiên cứu nhƣ sau:
I.Thu thập những đặc điểm của lăng mộ bà Chính Cung Hoàng Hậu:
1- Những thông tin hiếm hoi về thân thế của bà Chính Cung Hoàng Hậu.
2- Dựa vào ngày tháng năm mất để dự đoán việc an táng bà Chính Cung Hoàng Hậu:
.
a-Nhị thập bát tú cát, hung và các sao chiếu mệnh trong thiên văn cổ.
b- Xem xét cát hung ngày tháng năm mất của bà Chính Cung Hoàng Hậu.
3-Lăng bà Chính Cung Hoàng Hậu có khả năng thuộc loại “mộ hợp chất” kiểu “trong
quan ngoài quách”:
a-Vài nét về mộ hợp chất ở Việt Nam.
b-Lăng mộ bà Chính Cung Hoàng Hậu phải là mộ hợp chất.
c-Về việc vua Gia Long nhận dạng xác ƣớp bà Chính Cung Hoàng Hậu.
4- Lăng bà Chính Cung Hoàng Hậu tuy bị quật phá nhưng vẫn giữ một số cấu kiện, trên
đó có những ấn chứng trị tội và yểm của vua Gia Long.
II. Có thực lăng mộ Chính Cung Hoàng Hậu ở chân núi Kim Phụng ?
1-Kim Sơn hay Kim Phụng Sơn được nhắc trong Tây Sơn Thực Lục không phải là
Thương Sơn.
2-Nếu Thương Sơn (tức núi Kim Phụng hiện nay) có lăng bà Chính Cung Hoàng Hậu
Tây Sơn thì núi này không được khắc hình tượng lên Chương Đỉnh thuộc Cửu Đỉnh.
3-Lăng Chính Cung Hoàng Hậu, nêú ở núi Kim Phụng, không phù hợp phong thủy
cổ?
4-Có khả năng lăng vua Quang Trung và lăng bà Chính Cung Hoàng Hậu cùng thuộc
Đan Dương lăng, có chung miếu thờ, có chung nhà hộ lăng.
III.Thử tìm kiếm dấu tích lăng mộ bà Chính Cung Hoàng Hậu ở Nam Sông
Hương :
1-Ở vùng Nam Sông Hương có vùng núi Kim Sơn .
2- Khảo sát điền dã quanh chân núi Kim Sơn để tìm dấu tích lăng mộ bà Chính Cung
Hoàng Hậu : a-Ngôi mộ bà họ Trần, chôn nhờ ở ngôi mộ cổ bị quật phá .
b-Phu nhân họ Trần, vợ chính của hoàng thân Bình Phú công, là ai ?
c-Làm bia giả ở lăng Thủy Tiên để chôn nhờ hay tạo mộ giả để đánh lạc hƣớng ?
IV.Phải chăng tiền thân của ngôi lăng Thủy Tiên là lăng mộ bị quật phá của
bà Chính Cung Hoàng Hậu ?
1-Lăng Thủy Tiên là lăng to, bị quật phá và có dấu tích bị trị tội.
2-Bia thờ đã mất, về sau người ta sửa bia ghi năm phụng lập, có dấu trị tội thành bia
thờ của bà họ Trần.
3-Lăng Thủy Tiên nằm ở khu vực bị cấm và hậu vận giống lăng Ba Vành.
4-Nhà Hộ lăng của lăng Thủy Tiên cũng là nhà hộ lăng của lăng Ba Vành và Đan
Dương lăng.
V. Tìm cách kiểm chứng giả thuyết công tác:
1- Khu giải trí Thủy Tiên thông báo di dời mộ bà họ Trần.
2- Ai đã di dời mộ bà họ Trần?Những di vật còn sót lại trên miệng huyệt đã đào bới.
3- Do khu giải trí sẽ xây dựng ở khu vực mộ bà họ Trần đã di dời, buộc chúng tôi xin
giấy phép nghiên cứu hố huyệt đã vét hết di vật.
4-Thảo luận quanh những di vật thu thập được ở lăng Thủy Tiên.
a-Nhựa trám, nhựa thông là tín hiệu Lăng Thủy Tiên thuộc mộ hợp chất.
b- Quách của lăng Thủy Tiên tạo bằng gỗ gì ?
c- Đinh sắt thu đƣợc có vai trò gì ở đáy hố huyệt ?
d- Vữa hợp chất tạo tác nấm mộ và vôi hàu dƣới đáy huyệt.
e-Về vai trò các đồng tiền cổ ở lăng Thủy Tiên.
VI-Thay lời kết.
Tài liệu tham khảo .
I.Thu thập những đặc điểm của lăng mộ bà Chính Cung Hoàng Hậu:
1- Những thông tin hiếm hoi về thân thế của bà Chính Cung Hoàng Hậu
ựa vào ghi chép của Đại Nam chính biên liệt truyện của Quốc sử quán triều Nguyễn,
sách Nhà Tây Sơn của các nhà nghiên cứu Quách Tấn, Quách Giao…, PGS Tiến sĩ Đỗ Bang
từng viết về thân thế của bà Chính Cung Hoàng Hậu trong sách Những khám phá về hoàng đế
Quang Trung nhƣ sau:
Bà có tên húy là Phạm thị Liên, sinh năm Kỷ Mão [1759], anh em cùng mẹ khác cha với
Thái sƣ Bùi Đắc Tuyên, thƣợng thƣ Bùi Văn Nhật và nữ tƣớng Bùi Thị Xuân. Bà kết hôn với
Nguyễn Huệ vào năm Giáp Ngọ [1774]. Từ ấy bà vừa là vợ, vừa là “bạn chiến đấu” của Nguyễn
Huệ trong suốt cuộc đời tham gia chinh chiến, suốt mấy mƣơi năm, của chồng.
Bà sinh hạ 5 con, ba trai hai gái, ba con trai là Nguyễn Quang Toản, Nguyễn Quang
Bàn, Nguyễn Quang Thiệu. Con trƣởng Nguyễn Quang Toản đƣợc phong Thái Tử và về sau nối
ngôi.
Năm Kỷ Dậu [1789], bà đƣợc tấn phong Chính Cung Hoàng Hậu và vua Quang Trung
rất mực quí trọng, thƣơng yêu.
Năm Tân Hợi [1791], bà Chính Cung Hoàng Hậu gặp bạo bệnh, vua Quang Trung lệnh
cho các quan ngự y giỏi chữa cho bà, không thành công, nhà vua lại nhờ các bác sĩ Tây y, kết
cục bà qua đời vào ngày 1-5-1791 tức ngày 29-3 năm Tân Hợi. Vua Quang Trung rất đau đớn,
khóc than thảm thiết; có lúc cuồng nộ làm thuộc hạ khiếp sợ. Tang lễ của bà đƣợc tổ chức long
trọng vào ngày 25-7-1791 tức ngày 25-6 Tân Hợi. Bà đƣợc suy tôn miếu hiệu “Nhân cung
Đoan tĩnh Trinh Thục Nhu Thuần Vũ hoàng chính hậu”.
Ảnh chụp nữ tướng Bùi Thị Xuân
(trong Hội thi võ của Festival Huế 2009, diễn viên đóng )
Về họ và tên của bà Chính Cung Hoàng Hậu, mẹ của vua Cảnh Thịnh, vẫn chƣa có sự
thống nhất cao trong giới nghiên cứu. Bà Chính Cung Hoàng Hậu, mất năm 1791, có thuyết nói
là bà Phạm Thị Liên, anh em cùng mẹ khác cha với Thái sƣ Bùi Đắc Tuyên, có thuyết nói là bà
Bùi Thị Nhạn, em út của Thái sƣ Bùi Đắc Tuyên. Vua Cảnh Thịnh là con đẻ của bà nào, vẫn
chƣa khẳng định đƣợc? Còn bà Bùi Thị Nhạn là cô ruột của nữ tƣớng Bùi Thị Xuân hay là chị
em với nữ tƣớng ?
Ảnh chụp nhà thờ họ Bùi ở Bình Định
Một sự kiện lịch sử chắc chắn là có bà Chính Cung Hoàng Hậu của vua Quang Trung
mất ở Phú Xuân vào ngày 1-5 năm 1791 tức 29-3-Tân Hợi và có lăng mộ xây dựng ở Phú
Xuân.Ngày tháng năm mất của bà, sẽ giúp suy đoán một số thủ thuật mà ngƣời xƣa tiến hành
trong an táng.
Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, Nguyễn Vƣơng Nguyễn Phúc Ánh ra lệnh quật phá
lăng mộ của bà Chính Cung Hoàng Hậu cùng với lăng vua Quang Trung năm Tân Dậu[1801] ở
Phú Xuân, mở quan tài, lấy thây đem bêu ở các chợ của kinh thành Phú Xuân, sau đó đem giam.
Hơn một năm sau, ngƣời ta đƣa hài cốt của bà ra trị tội, làm nhục trong lễ Hiến phù đƣợc tổ
chức ở Phú Xuân vào tháng 11 năm Nhâm Tuất[1802]. Lăng ông nội của vua Quang Trung ở
Bình Định từng bị quật phá, được tìm thấy gần đây , cũng có ba uynh thành, không hài cốt,
không đến nổi bị cào bằng…bia thờ bị đục chứ không bị hủy và tìm thấy gần lăng… thế thì
lăng bà Chính Cung Hoàng Hậu cũng như lăng vua Quang Trung hy vọng vẫn còn chừa lại
uynh thành, có hình thức trị tội và yểm của vua Gia Long vậy.
2- Dựa vào ngày tháng năm mất để dự đoán việc an táng bà Chính Cung Hoàng Hậu:
a-Nhị thập bát tú cát, hung và các sao chiếu mệnh trong thiên văn cổ.
Để có thêm những thông tin cần thiết trong việc tìm kiếm lăng mộ bà Chính Cung Hoàng
Hậu, cần tra cứu lịch pháp và thiên văn cổ nhằm biết ngày, tháng, năm mất của bà xấu hay tốt
theo quan niệm ngƣời xƣa. Vì ngày, tháng, năm mất thuộc hành gì, sao gì chủ đạo và nếu bị sao
xấu chiếu thì ngƣời xƣa sẽ có những thủ thuật trừ yểm thích đáng theo tập tục.
Để tiện trao đổi, chúng tôi tổng quan một số nội dung cần thiết:
Thiên Văn cổ chia bầu trời ra 4 phƣơng, mỗi phƣơng gồm 7 chòm sao, vì có bốn phƣơng
đông tây nam bắc nên có 28 chòm sao thƣờng gọi là nhị thập bát tú:
Phƣơng Đông với biểu tƣợng con rồng xanh, gọi là Thanh Long, với 7 chòm sao: Giốc
Mộc Giao (Sấu), Cang Kim Long (Rồng), Đê Thổ Lạc Cu (Ly), Phòng Nhật Thổ (Thỏ), Tâm
Nguyệt Hồ (Cáo), Vĩ Hỏa Hổ (Cọp), Cơ Thủy Báo (Báo).
Phƣơng Tây với biểu tƣợng con hổ trắng, gọi là Bạch Hổ, với 7 chòm sao: Khuê
Mộc Lang (Sói), Lâu Kim Cẩu (Chó), Vị Thổ Trĩ (Trĩ), Mão Nhật Kê (Gà), Tất Nguyệt Ô
(Quạ), Chủy Hỏa Hầu (Khỉ), Sâm Thủy Viên (Vƣợn) :
Bảy chòm sao Bạch Hổ chỉ phương Tây
Phƣơng Nam với biểu tƣợng con phƣợng đỏ, gọi là Phượng Các, với 7 chòm sao :
Tỉnh Mộc Hãn (Cầy), Quĩ Kim Dƣơng (Dê), Liễu Thổ Chƣơng (Hoẵng), Tinh Nhật Mã (Ngựa),
Trương Nguyệt Lộc (Nai), Dực Hỏa Xà (Rắn), Chẩn Thủy Dẫn (Giun):
Bảy chòm sao Phượng Các chỉ phương Nam
Phƣơng Bắc với biểu tƣợng con rùa đen, gọi là Hoa Cái, với 7 chòm sao : Đẩu Mộc
Giải (Cua), Ngưu Kim Ngƣu (Trâu), Nữ Thổ Bức (Dơi), Hư Nhật Thử (Chuột), Nguy Nguyệt
Yến (Én), Thất Hỏa Trƣ (Lợn), Bích Thủy Du (Nhím) :
Bảy chòm sao Hoa Cái chỉ phương Bắc
Theo bổn cổ, nhị thập bát tú chia làm hai nhóm sao cát, hung đƣợc thống kê trong
bảng sau :
Phƣơng Nam 1.Giác (T) 2.Cang(X) 3.Đê(X) 4.Phòng(T) 5.Tâm(X) 6.Vĩ (T) 7.Cơ(T)
Phƣơng Đông 8.Đẩu ( T) 9.Ngƣu(X) 10.Nữ(X) 11.Hƣ (X) 12.Nguy(X) 13.Thất(T) 14.Bích(T)
Phƣơng Bắc 15.Khuê(X) 16.Lâu (T) 17.Vị (T) 18.Mão(X) 19.Tất (T) 20.Chuỷ(X) 21.Sâm(T)
Phƣơng Tây 22.Tỉnh(T) 23.Quỷ(X) 24.Liễu(X) 25.Tinh(X) 26.Trƣơng(T) 27.Dực (X) 28.Chẩn(T)
Bảng thống kê các sao cát hung của nhị thập bát tú
Chú thích: …(T) (sao tốt hay cát tinh); ….(X) (sao xấu hay hung tinh)Ngoài ra ngƣời xƣa tin các sao chiếu mệnh thƣờng niên bao gồm: Thái dƣơng, Thái âm,
Mộc đức, La hầu, Kế đô, Thủy diệu, Hỏa tinh, Thổ tú, Thái bạch. Mỗi năm, mỗi ngƣời đều có
một sao chiếu mệnh. Sao hạn có ảnh hƣởng nhất định đến công ăn việc làm, sức khỏe, danh
vọng, tiền tài, tình duyên… Mỗi sao chiếu mệnh đều có ảnh hƣởng cát hung khác nhau, mức độ
cát hung phụ thuộc vào tính chất ngũ hành của từng sao, đồng thời chịu tác động của âm dƣơng
ngũ hành bản mệnh, chƣa kể phúc đức gia đình của đối tƣợng mà sao chiếu…Muốn biết một
ngƣời nào đó, năm này bị sao nào chiếu mệnh thì coi năm này ngƣời ấy là nam hay nữ, bao nhiêu
tuổi theo âm lịch, nếu tuổi lớn hơn 9 thì cọng hai chữ số của tuổi đƣợc một chữ số; tra bảng đánh
số các sao sau đây thì biết ngƣời ấy gặp hạn sao nào.
Nam: (1): La Hầu, Nữ: (6): La Hầu,
(2): Thổ Tú, (5): Thổ Tú,
(3) Thủy Diệu, (9) Thủy Diệu,
(4): Thái Bạch, (8): Thái Bạch,
(5): Thái Dƣơng (7): Thái Dƣơng
(6): Hỏa Tinh (2): Hỏa Tinh
(7): Kế Đô, (1) : Kế Đô
(8): Thái Âm, (4) : Thái Âm
(9): Mộc Đức. (3) : Mộc Đức
Ngƣời xƣa, từ vua quan chí thứ dân, làm việc gì xoay quanh việc hôn tang quan tế đều
có thói quen coi ngày giờ, soát xét các sao nhị thập bát tú, các sao chiếu mệnh…nhằm tìm một
thời điểm tối ƣu cho việc làm…Triều đình phong kiến có cơ quan Khâm Thiên Giám, có quan
phụ trách việc chọn năm tháng ngày giờ cho các việc lớn nhỏ của triều đình và hoàng gia. Việc
an táng bà Chính Cung Hoàng Hậu của vua Quang Trung cũng phải coi năm tháng ngày giờ vậy.
Dựa vào cách nghĩ cách làm theo tập tục của ngƣời xƣa, trong việc coi ngày giờ, sao hạn,
…chúng tôi tìm thêm những thông tin về lăng mộ của bà.
b- Xem xét cát hung ngày tháng năm mất của bà Chính Cung Hoàng Hậu:
Bà Chính Cung Hoàng Hậu của Vua Quang Trung mất ngày 29 tháng 3 năm Tân Hợi,
tức là ngày Quí Mão, tháng Nhâm Thìn. Ngày Quí Mão thuộc hành kim, sao chủ đạo chiếu là
sao Mão. Bổn cổ Việt Nam, viết về nhị thập bát tú, cho rằng sao Mão tức Mão nhựt kê, rất tốt
cho công việc nhà nông, còn tang ma, giá thú, xây dựng thì xấu. Dân gian có thơ “ Trúng ngày
sao Mão tốt ruộng trâu/ Chôn cất kiện thƣa mãi chẳng thôi/Giá thú hai bên rầu đẫm lệ/Dựng
nhà tai họa nội năm đầu.” Ngày Quí Mão thuộc hành kim, mà theo ngũ hành tƣơng sinh thì kim
sinh thủy, nên ngày 29 tháng 3 là ngày sinh thủy. Bà Chính Cung sinh năm Kỷ Mão, mệnh thổ,
mất ngày Quí Mão là gặp một ngày xấu, mệnh lại tƣơng sinh với kim, thúc đẩy ngày ấy sinh
thủy, và mệnh thổ lại rất khắc thủy. Nhƣ thế bà Chính Cung mất vào ngày xấu rồi! Không
những thế bà Chính Cung lại mất vào tháng 3 năm Tân Hợi (1791), tức mất vào tháng Nhâm
Thìn, tháng chiếu chủ đạo của sao Quĩ. Mà sao Quĩ lại là Quĩ Kim Dương, một sao rất xấu.
Theo bổn cổ Việt Nam thì sao Quĩ là sao đại hung, mọi việc đều gặp hung, hao tài trừ việc an
táng. Dân gian có thơ về cát hung của sao QUĨ: “ Mọi việc việc nào cũng gặp hung/Quĩ tình yêu
quái hại vô cùng…”. Ngày tháng mất của bà Chính Cung Hoàng Hậu gặp hai sao xầu cùng chiếu.
Dẫu không biết giờ mất của bà, nhƣng vì biết đƣợc ngày tháng mất nên biết bà mất ngày xấu
tháng xấu. Mà ngƣời xƣa rất kị ngày tháng xấu nên chắc chắn triều đình Tây Sơn có biện pháp
chế khắc việc bà mất ngày tháng xấu vậy. Vì biết năm sinh của bà Chính Cung Hoàng Hậu là năm Kỷ Mão (1759), tính đến năm
Tân Hợi (1791) bà ở tuổi 33. Chúng tôi thử tìm sao hạn của bà Chính Cung, tức tìm sao chiếu
mệnh theo tập tục xƣa, nhƣ sau:
Năm 1791, bà 33 tuổi theo âm lịch, lớn hơn 9 tuổi, cọng hai chữ số 3 của số tuổi đƣợc
chữ số 6. Nhƣ thế năm 1791, bà Chính Cung Hoàng Hậu bị sao La Hầu chiếu mệnh. Theo khoa
chiêm tinh cổ thì gặp hạn sao La Hầu, nữ giới gặp u sầu trong chuyện tình duyên, gặp tai nạn có
thể thƣơng vong, gặp nguy về thai sản…Có thể suy đoán, năm 1791, bên cạnh Chính Cung
Hoàng Hậu, vua Quang Trung còn có Bắc Cung Hoàng Hậu Ngọc Hân, trẻ đẹp và tài hoa, lại là
công chúa lá ngọc cành vàng của vua Lê. Phụ nữ ghen tuông là thƣờng tình, chắc chắn bà Chính
Cung Hoàng Hậu cũng phải ghen thầm Bắc Cung Hoàng Hậu…Nếu gặp sinh nở thì rất dễ vấp
phải bệnh dẫn đến tử vong mà dân gian gọi là “máu sản hậu”…
Không biết giờ mất của bà Chính Cung, nhƣng chính sử cho biết các ngƣời thân ruột
của bà Chính Cung Hoàng Hậu mất sau năm 1791 một năm là vua Quang Trung (mất năm
1792), mất sau năm 1791 bốn năm nhƣ anh ruột Bùi Đắc Tuyên, cháu gọi cô ruột nhƣ Bùi Đắc
Trụ (1794), và mất sau năm 1791 mƣời năm là hằng loạt anh em, con cháu thân ruột của bà
(1801)… Theo bổn cổ của ngƣời xƣa thì bà Chính Cung Hoàng Hậu khi mất phạm trùng tang
liên táng ! Nếu tính năm, tháng, ngày mất của bà theo bổn cổ thì năm mất gặp cung thiên di,
tháng mất cũng gặp cung thiên di và ngày mất gặp cung nhập mộ nên năm tháng ngày mất của
bà Chính Cung không là nguyên nhân của trùng tang liên táng. Thế thì giờ mất của bà, theo
ngƣời xƣa, tất gặp giờ trùng. Bà tuổi Mão, nếu mất gặp giờ phạm trùng tang liên táng, theo
cách tính của ngƣời xƣa, có thể suy ra bà mất vào giờ Thân. Chắc chắn ngƣời xƣa phải xem kỹ
năm tháng ngày giờ mất của bà để lo việc an táng. Năm, tháng, ngày mất gặp sao xấu chiếu, giờ
mất phạm trùng tang liên táng nên triều đình Tây Sơn buộc phải cẩn trọng trong việc an táng, ắt
có những thủ thuật trừ họa ở huyệt mộ. Thật vậy, chỉ cần nghiên cứu ngày an táng bà Chính
Cung Hoàng Hậu 25-7-Tân Hợi cũng thấy ngƣời xƣa đã chọn ngày tháng tốt. Triều Tây Sơn
chọng ngày 25 có sao Thất chiếu, mà sao Thất là cát tinh; tháng 7 là do sao Trương chiếu, sao
này cũng thuộc cát tinh…để góp phần trừ khử thần trùng hay tác động của các sao xấu nhƣ đã
nêu .