Đối với người niềng răng, vấn đề ăn uống như thế nào rất quan trọng. Vậy thực đơn ăn uống khi niềng răng chỉnh nha thế nào để vừa tốt cho sức khỏe vừa không ảnh hưởng xấu đến sự di chuyển của răng cũng như các mắc cài trên khuôn hàm không đơn giản.
Trong thời gian đeo mắc cài chỉnh nha, việc ăn uống và vệ sinh răng miệng có thể sẽ không được thoải mái như trước. Do đó, chúng ta cần phải xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp để không làm gián đoạn quá trình chỉnh nha, đảm bảo kết quả niềng răng đúng như đã dự tính.
1. Thực đơn ăn uống khi niềng răng chỉnh nha
Chế độ ăn uống khi niềng răng nên tập trung vào những loại thực phẩm mềm, ít bám dính và ít đường, cụ thể như sau:
- Thức ăn mềm, không cứng và không quá giòn dai sẽ tốt hơn cho răng miệng trong thời kỳ răng nhạy cảm này.
- Thức ăn ít cặn bám để tránh tồn đọng và mắc vào kẽ răng khó làm sạch trong các kẽ răng.
- Thức ăn ít hoặc không đường là lý tưởng nhất cho răng trong thời gian niềng chỉnh để tránh sâu răng.
- Tăng cường uống nước hoa quả thay cho nước có ga
- Thức ăn nên cắt miếng vừa miệng để tránh ăn nhai nhồm nhoàm và răng phải dùng quá nhiều lực làm ảnh hưởng đến mắc cài.
Để quá trình niềng răng không bị ảnh hưởng, người niềng răng cần có chế độ ăn uống khi niềng răng thật hợp lý. Và các món ăn cho người niềng răng được khuyến khích bao gồm:
- Món ăn chế biến từ trứng
- Bổ sung rau củ quả tươi tăng sức đề kháng
- Các loại ngũ cốc, mỳ và cơm mềm
- Sản phẩm từ sữa, phô mai, bơ mềm, bánh và thức uống chế biết từ sữa tươi, sữa chua.
- Thịt băm viên, thịt gia cầm và hải sản chế biến kỹ.
- Rau quả luộc chín
- Súp hoặc cháo
- Đậu phụ, khoai tây nghiền,…
- Trái cây như táo, chuối, sinh tố, nước ép,…
2. Niềng răng không nên ăn gì?
Bên cạnh việc lựa chọn những thức ăn phù hợp, các bạn cần phải hạn chế hoặc không nên ăn những loại thực phẩm sau khi niềng răng:
Thực phẩm giòn như bỏng ngô, khoai tây chiên, đá viên,…
Thực phẩm dai – dẻo như vỏ bánh pizza, bánh dày, bánh nếp, bánh mỳ Pháp có vỏ dai cứng,…
Thực phẩm cứng như kẹo, bánh sừng bò, xương,…
3. Ăn uống đúng cách khi niềng răng chỉnh nha
Khi đeo khí cụ niềng răng, các loại thực phẩm đòi hỏi phải cắn như bắp ngô, táo, cà rốt, sườn, đùi cánh gà,… thì nên không nên ăn. Nếu thực phẩm quá lớn thì nên cắt nhỏ vừa miếng để ăn, không nên ăn cả miếng to, hoặc nhằn xé bằng răng.
Đặc biệt, khi niềng răng đã kết thúc, các bạn vẫn nên chú ý đến việc ăn uống sau khi niềng răng nữa để hàm răng tiếp tục được ổn định. Tốt nhất vẫn nên duy trì chế độ ăn trên đây thêm vài tháng, nhất là với những người phải đeo khay định hình sau khi tháo mắc cài.
Thực đơn ăn uống khi niềng răng chỉnh nha rất quan trọng nhưng không có nghĩa là kiêng khem đến mức ăn không đủ chất. Thực phẩm có thể ăn khá đa dạng, không kém so với khi không niềng răng nhưng chỉ cần chế biến phù hợp và có cách ăn an toàn thì sẽ không phải băn khoăn lo lắng.
4. Chăm sóc răng miệng khi niềng răng khoa học
Không chỉ thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, khi niềng răng, chúng ta cần phải chú ý vệ sinh răng và chăm sóc răng miệng một cách khoa học như sau:
- Đánh răng bằng bàn chải lông mềm mỗi ngày 2 lần
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch kẽ răng
- Tránh va chạm hoặc hoạt động mạnh
Quan trọng hơn, trong quá trình niềng răng, chúng ta cần phải nghiêm túc tuân thủ lịch tái khám của Bác sỹ nha khoa để kiểm tra mức độ dịch chuyển của răng và tình trạng sức khỏe răng miệng. Trong thời gian sử dụng khí cụ chỉnh nha, nếu xảy ra dị ứng hoặc dấu hiệu bất thường, bạn hãy liên hệ với Bác sỹ nha khoa ngay lập tức để được tư vấn giải pháp khắc phục kịp thời, bảo vệ răng miệng khỏi những tổn thương không đáng có.
Hi vọng rằng, thông qua bài tổng hợp kiến thức của chúng tôi, các bạn sẽ xây dựng được thực đơn ăn uống khi niềng răng chỉnh nha hợp lý giúp rút ngắn thời gian chỉnh nha cũng như ngăn chặn những bệnh lý nguy hiểm có thể xảy ra trong khoảng thời gian mang khí cụ niềng răng.