Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất dược phẩm giúp xác định các tác động tiềm ẩn của dự án đến môi trường, từ đó đề xuất các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục hiệu quả. Báo cáo là căn cứ để cơ quan quản lý nhà nước xem xét, cấp phép hoạt động cho nhà máy. Vậy nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường gồm những gì? Thành phần hồ sơ quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường như thế nào? Tất cả sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.
I. Cơ sở lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
Theo điểm 76, phụ lục II Nghị định 40/2019/NĐ-CP trong nhóm các dự án về hóa chất, dược phẩm, mỹ phẩm, nhựa, chất dẻo có quy định như sau:
- Đối với tất cả các cơ sở sản xuất vắc xin đều bắt buộc thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đối với các cơ sở sản xuất dược phẩm, thuốc thú ý, nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) có công suất từ 5.000 tấn sản phẩm/năm trở lên phải thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Đối với các cơ sở sản xuất dược phẩm, thuốc thú ý, nguyên liệu làm thuốc (bao gồm cả nguyên liệu hóa dược và tá dược) có công suất dưới 5.000 tấn sản phẩm/năm phải thực hiện Kế hoạch bảo vệ môi trường.
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 2014.
- Nghị định số 40/2019/NĐ-CP sửa đổi và bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông tư 27/2015/TT-BTNMT, ngày 29/5/2015 – Thông tư về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
II. Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường nhà máy dược phẩm
Phần 1: Giới thiệu dự án
- Tên dự án
- Chủ đầu tư
- Vị trí xây dựng
- Mục tiêu, quy mô dự án
- Tiến độ thực hiện dự án
Phần 2: Mô tả hiện trạng môi trường khu vực
- Môi trường khí quyển
- Môi trường nước
- Môi trường đất
- Môi trường sinh thái
- Âm thanh, tiếng ồn
- Rác thải
Phần 3: Dự báo tác động môi trường
- Xác định các nguồn gây ô nhiễm môi trường
- Phân tích, đánh giá mức độ tác động của từng nguồn
- Dự báo tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường
Phần 4: Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động môi trường
- Biện pháp kỹ thuật
- Biện pháp quản lý
- Biện pháp giáo dục, nâng cao nhận thức
Phần 5: Chương trình giám sát môi trường
- Mục tiêu giám sát
- Nội dung giám sát
- Tần suất giám sát
- Phương pháp giám sát
- Biện pháp xử lý vi phạm
Phần 6: Kết luận và đề xuất
- Tóm tắt các nội dung chính của báo cáo;
- Đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường cho dự án.
III. Thành phần hồ sơ quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/giấy chứng nhận đầu tư
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất
3. Dự thảo báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo đầu tư hoặc thuyết minh kinh tế kỹ thuật của dự án
4. Quyết định quy hoạch 1/500
5. Bản vẽ mặt bằng tổng thể (có đánh dấu vị trí nhà chứa rác, vị trí hệ thống xử lý nước thải)
6. Bản vẽ thoát nước mưa, nước thải (có đánh dấu vị trí hố ga cuối cùng trước khi đấu nối ra cống)
7. Hồ sơ thiết kế các hạng mục bảo vệ môi trường (bể tự hoại, hệ thống xử lý nước thải)
8. Chủ trương cho phép thực hiện dự án/ giấy thỏa thuận địa điểm
9. Cung cấp các tài liệu liên quan đến dự án như: Quy hoạch sử dụng đất và các hạng mục công trình chính, hệ thống điện , hệ thống cấp nước, PCCC…
Đây là những hồ sơ, tài liệu cơ bản. Tuy nhiên, nhà đầu tư và ban quản lý dự án có thể cần cung cấp thêm thông tin, giấy tờ, hồ sơ hoặc có thể giảm bớt một vài thủ tục, hồ sơ không cần thiết tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Việc lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường là một công việc đòi hỏi chuyên môn cao và nhiều thủ tục phức tạp. Do đó, Quý khách hàng nên tham khảo ý kiến của các tổ chức tư vấn môi trường uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.
GMPc Việt Nam luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách hàng với dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp và uy tín nhất.