Thi công nhà lắp ghép, xu hướng xây dựng được hứa hẹn giúp gia chủ tiết kiệm đến ⅓ ngân sách đầu tư, đang thực sự làm mưa làm gió những năm trở lại đây. Với nhiều điểm cộng đắt giá, nhà lắp ghép đã dễ dàng chinh phục đến cả những khách hàng khó tính nhất. Vậy tổng quy trình thi công nhà lắp ghép tiêu chuẩn diễn ra như thế nào? Có cần lưu ý gì quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình sát với yêu cầu? Hãy cùng Việt Nhật Housing tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây.
Quy trình 5 bước để sở hữu một công trình nhà lắp ghép đẹp bền vững
Quy trình thi công nhà lắp ghép được đánh giá là đơn giản khi so sánh với các kiểu xây dựng nhà truyền thống trước đây. Nếu để hoàn thiện một công trình nhà xây truyền thống thì gia chủ sẽ tốn tối thiểu là 3 tháng để tiến hành. Thế nhưng, nhà lắp ghép lại chỉ cần ⅓ thời gian là đủ để mang đến một công trình khang trang, trọn vẹn và chất lượng từ trong ra ngoài.
Quy trình thi công nhà lắp ghép đơn giản, nhanh chóng
Nhờ thời gian thi công ngắn cùng phương pháp tiến hành hiện đại, thông minh, nhà lắp ghép đã giúp gia chủ giải quyết hoàn hảo bài toán tối ưu hóa chi phí nhân công, tiết kiệm ngân sách đầu tư. Thực tế, mỗi công trình khác nhau như thi công nhà lắp ghép 1 trệt 1 lầu, 2 lầu, 1 trệt 1 lửng,... sẽ có một quy trình tiến hành riêng, không hề giống nhau. Tuy nhiên, dưới đây là 5 bước cần thiết khi
thi công nhà lắp ghép để đảm bảo được chất lượng lâu dài của công trình sau khi hoàn thiện.
1. Chuẩn bị mặt bằng
Đầu tiên, đơn vị thi công sẽ bắt đầu chuẩn bị mặt bằng. Đơn vị thi công nhà lắp ghép tiến hành khảo sát, đánh giá và đo đạc các thông số kỹ thuật cần thiết nhằm xác định chính xác kích thước, đặc điểm địa chất cũng như các yếu tố môi trường xung quanh. Sau đó, để bắt đầu tiến hành, mặt bằng sẽ cần được làm sạch, loại bỏ các loại rác, cây cối và vật liệu không cần thiết.
Tiếp theo, đơn vị thi công sẽ thực hiện đạo móng và làm nền theo thiết kế đã xác định trước đó. Nhìn chung, móng nhà lắp ghép không yêu cầu quá cao về khả năng chịu tải như nhà xây truyền thống. Bởi khi xét về trọng lượng thì nhà lắp ghép gọn nhẹ hơn rất nhiều, giúp giảm gia khá áp lực lên nền móng.
2. Sản xuất các bộ phận lắp ghép
Sau khi mặt bằng đã sẵn sàng, đơn vị thi công sẽ thực hiện thiết kế và gia công các bộ phận riêng lẻ của công trình. Các bộ phận như khung nhà, tấm vách, mái nhà, sàn nhà, hệ thống cửa sẽ được lên bản vẽ kỹ thuật chi tiết, đảm bảo về thông số đã tính toán trước đó.
3. Hoàn thiện phần thô
Khi các bộ phận đã hoàn thiện, chúng sẽ được vận chuyển đến mặt bằng đã chuẩn bị để bắt đầu lắp ráp thi công nhà lắp ghép. Trong bước này sẽ phải cần đến đội ngũ nhân công dày dặn kinh nghiệm lẫn kỹ năng chuyên môn để lắp đặt các bộ phận đúng vị trí, chắc chắn, các khớp nối được liên kết kín kẽ, hoàn hảo.
=> Xem thêm chi tiết bài viết tại:
https://vietnhathousing.com.vn/vi/tin-tuc/316-thi-cong-nha-lap-ghep-tu-thiet-ke-tren-giay-den-cong-trinh-hoan-thien-dep-my-man