Soạn bài Sống chết mặc bay lớp 7
Đôi nét về tác giả, tác phẩm
1. Tác giả
Phạm Duy Tốn (1883-1924) là một trong số ít người có thành tựu đầu tiên về thể loại truyện ngắn hiện đại, trong đó Sống chết mặc bay là tác phẩm nổi bật nhất.
Mặc dù còn chịu ít nhiều ảnh hưởng của xu hướng đạo đức truyền thống nhưng những truyện ngắn của Phạm Duy Tốn đã thiên về phản ánh hiện thực xã hội thối nát thời bấy giờ. Trong Sống chết mặc bay, ông tố cáo giai cấp thống trị độc ác bất nhân, chỉ ham ăn chơi phè phỡn, để mặc dân chúng trong cảnh ngập lụt.
2. Tác phẩm
Truyện ngắn thuộc loại hình tự sự, đặc trưng cơ bản nhất của nó là ngắn. Tuy nhiên, mức độ dài ngắn không hoàn toàn quyết định tính chất thể loại. Như trên đã nói, nhiều tác phẩm (có tính tự sự) thời trung đại nhưng không thể xếp vào loại truyện ngắn bởi ngoài tính chất về dung lượng, truyện ngắn còn có một số đặc trưng khác.
Khác với các truyện dài (ví dụ: tiểu thuyết) và truyện vừa thường tái hiện trọn vẹn cuộc đời một nhân vật, một sự kiện, hoàn cảnh,… truyện ngắn chỉ là một lát cắt, một khoảnh khắc, một hiện tượng nổi bật (cũng có thể khác thường) của cuộc sống. Để đảm bảo với một dung lượng nhỏ mà chuyển tải được những ý nghĩa lớn, ngôn ngữ truyện ngắn phải hàm súc đến mức tối đa. Các chi tiết “thừa” (đối với việc thể hiện nội dung cốt truyện), các chi tiết rườm rà đều bị lược bỏ để tập trung vào những chi tiết chủ yếu nhất. Trong truyện ngắn, dường như hiện thực đời sống đã được “nén” chặt lại nhằm mục đích khắc hoạ nổi bật một hiện tượng, một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay trong đời sống tâm hồn con người.
II:Luyện tập
1. Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì? Hãy trả lời câu hỏi trên bằng cách đánh dấu theo bảng thống kê sau đây:
Trả lời:
Các hình thức đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay:
Hình thức ngôn ngữ Có Không
Ngôn ngữ tự sự có
Ngôn ngữ miêu tả có
Ngôn ngữ biểu cảm có
Ngôn ngữ người kể chuyện có
Ngôn ngữ nhân vật có
Ngôn ngữ độc thoại nội tâm Không
Ngôn ngữ đối thoại. có
2.* Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.
Trả lời:
Qua ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ, có thể thấy hắn hiện lên với một nhân cách xấu xa, bỉ ổi. Đó là một tên quan vô trách nhiệm, tham lam và tàn bạo. Từ đây cũng cần phải rút ra một nhận định rằng: trong tác phẩm tự sự ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên tính cách của nhân vật.
được đăng trong mục soạn văn 7 và biên soạn theo sách ngữ văn lớp 7. Được hướng dẫn biên soạn bởi các thầy cô giáo dạy Giỏi Ngữ Văn tư vấn, giúp các bạn học sinh học tốt môn Văn lớp 7. Nếu thấy hay hãy chia sẻ và comment để nhiều bạn khác cùng học tập cùng.
...
Xem lời giải tại:
https://soanbaitap.com/ngu-van-7/soan-ba...12543.html
Thông tin
Mail:
soanbaitaponline@gmail.com
Website:
https://soanbaitap.com
Social
https://www.aeriagames.com/user/soanbaitapjsc/
https://www.artfire.com/ext/people/soanbaitap
https://www.behance.net/soanbaitap
https://www.couchsurfing.com/users/2013605195
https://www.creativelive.com/student/soa...freeform_2
Brand
https://vinschool.edu.vn/?s=soanbaitap
http://baothanhhoa.vn/search/?q=soanbaitap.com
http://tgvn.com.vn/search_enginer.html?p...baitap.com
See more
https://ddld.vn/index.php?threads/soan-b...ban.65597/
https://www.lamchame.com/forum/threads/s...t.2659280/