Mặt tích cực của sự buồn rầu
rubiru > 06-16-2013, 04:20 AM
Tham khảo
Seven good things about feeling bad
The bright sides of sadness
Published on June 14, 2013 by Douglas T. Kenrick, Ph.D. in Sex, Murder, and the Meaning of Life
Joe Forgas là nhà tâm lý học xã hội nổi tiếng đã dành nhiều thập kỷ nghiên cứu về nỗi buồn. Nghiên cứu về sự buồn rầu có làm ông ấy đau khổ? Hoàn toàn không. Trong thực tế, Forgas lập luận trên Psychological Science tháng này, ông và các cộng sự đã khám phá ra 1 điều gây bất ngờ: Đang có 1 tâm trạng tồi tệ có thể cải thiện tư duy của bạn, động cơ của bạn và cuộc sống xã hội của bạn! Ngược lại, đang có 1 tâm trạng vui vẻ có thể đôi lúc có những hậu quả không vui về cách bạn suy nghĩ và cách bạn ứng xử trước người khác.
Sau đây là 7 phát hiện về 1 số lợi ích của sự buồn rầu:
Cải thiện trí nhớ. Những người tham gia trong 1 nghiên cứu được kiểm tra trí nhớ về những chi tiết của 1 cửa hàng mà họ vừa đến. Những người đến cửa hàng vào những ngày lạnh lẽo u ám đã nhớ được nhiều chi tiết hơn so với những người đến của hàng vào 1 ngày nắng ấm. Ở nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy những nhân chứng về 1 cuộc cãi nhau ít có khả năng có những kí ức bị bóp méo bởi 1 câu hỏi đánh lạc hướng nếu họ đang buồn, trong khi sự vui vẻ làm họ có xu hướng nhớ nhầm nhiều hơn. Forgas tin rằng những phát hiện đó phản ánh thực tế là những người buồn bã có nhiều khả năng làm cho hòa hợp với môi trường của họ, trong khi những người vui vẻ thì có thể chỉ thoải mái và không lo nghĩ về những chuyện bạn nên làm.
Nhiều đánh giá chính xác. Có 1 phát hiện cổ điển trong thực nghiệm tâm lý được gọi là “hiệu ứng đầu tiên” (primacy effect). Nếu bạn đọc 2 đoạn văn về 1 anh chàng tên Jim, và đoạn đầu làm Jim có vẻ giống 1 người hướng nội im lặng và nhút nhát, trong khi đoạn sau tập trung vào 1 số xu hướng hướng ngoại của anh ấy, thì bạn sẽ nhớ về Jim như 1 người hướng nội và diễn giải lại những hành vi hướng ngoại như là không điển hình. Nếu bạn đọc thông tin tương tự theo cách được đảo lại thì bạn sẽ nhớ về Jim như 1 người hướng ngoại. Forgas phát hiện thấy 1 tâm trạng vui vẻ làm phóng đại thành kiến đó, nhưng tâm trạng tiêu cực thì loại bỏ nó, 1 lần nữa cho thấy những người đang buồn bã có những đánh giá rõ ràng hơn.
Giảm tính cả tin. Người có 1 tâm trạng tiêu cực thì đa nghi nhiều hơn theo nhiều cách, ít có khả năng bị lừa bởi những điều hoang đường và có thể phát hiện 1 ai đó đang không trung thực.
Giảm thành kiến. Trong 1 thực nghiệm, Forgas và các cộng sự đã yêu cầu những người tham gia chơi 1 trò chơi “bắn-không- bắn”, ở đó mục tiêu của bạn là đóng vai 1 cảnh sát có nhiệm vụ bắn bất kì tên xấu nào đang cầm súng, nhưng không bắn khi đối tượng của bạn đang cầm 1 lon soda hoặc điện thoại di động. Nhiệm vụ được làm cho phức tạp hơn bằng cách làm cho 1 nửa số đối tượng có khăn trùm đầu của đạo Hồi (xem hình). Nhìn chung có 1 xu hướng bắn nhiều hơn vào những tên có khăn trùm đầu, và xu hướng đó được phóng đại trong số những người đang vui vẻ (do đó, đang vui vẻ, hạnh phúc không phải lúc nào cũng làm bạn tử tế hơn).
Những lợi ích về động cơ. Người đang có tâm trạng tồi tệ có thể kiên trì hơn trong 1 nhiệm vụ khó khăn và ít có khả năng tự làm hại bản thân so với người đang có 1 tâm trạng trung tính. Ngược lại, người đang vui vẻ có nhiều khả năng từ bỏ 1 nhiệm vụ khó khăn và tự làm hại bản thân họ bằng cách uống đồ uống có thể làm hại cho sự làm việc của họ.
Lịch sự hơn. So với những người vừa mới xem 1 bộ phim vui vẻ, những người vừa mới xem 1 bộ phim buồn có nhiều khả năng đưa ra 1 yêu cầu theo cách lịch sự và trau chuốt. Người vui vẻ ít làm cho hòa hợp với khán giả của họ.
Tăng sự công bằng. Những người tham gia trong thực nghiệm khác được yêu cầu chơi hoặc là 1 trò “độc tài” (ví dụ, bạn có 10$ và có thể phân chia nó theo bất kỳ cách nào bạn muốn giữa bạn và người chơi khác) hoặc 1 trò chơi “tối hậu thư” (bạn đề nghị làm thế nào để chia 10$, nhưng người chơi khác có thể nói “không đời nào” nếu bạn chia cho bản thân 9$ và chỉ cho người kia 1$, trong trường hợp đó không ai trong 2 bạn nhận được tiền). Những người buồn đưa ra những đề nghị hợp lý và hào phóng hơn trong những trò chơi kinh tế đó, trong khi những người vui lại quan tâm đến bản thân nhiều hơn.
Từ tất cả những nghiên cứu trên, Forgas kết luận rằng: “Những phát hiện đó đối lập 1 cách mạnh mẽ với những khẳng định 1 phía về những lợi ích của tâm trạng tích cực trong tài liệu gần đây cũng như trong nền văn hóa đại chúng. Bây giờ người ta nhận ra, mặc cho 1 số lợi ích của tâm trạng tích cực, thì nó cũng không phải đáng được khao khát hoàn toàn.”
Ông cũng lưu ý rằng, những phát hiện đó liên quan đến những tâm trạng tiêu cực nhẹ nhàng hằng ngày chứ không phải tâm trạng tiêu cực mạnh mẽ, kéo dài và những mức độ trầm cảm làm suy nhược.
Nghiên cứu của Forgas đã bổ sung vào tài liệu, nhấn mạnh rằng những tâm trạng và cảm xúc tích cực cũng như tiêu cực đều có những chức năng hữu ích. Forgas lưu ý rằng, sẽ là không tốt cho bản thân khi 1 người dành thời gian của họ để liên tục theo đuổi những mức độ vui vẻ phù phiếm.
Vì vậy, lần tới nếu bạn phát hiện thấy bản thân đang hơi buồn, thay vì chì chiết bản thân vì điều đó, hoặc chạy đến hiệu thuốc để mua thuốc an thần, hãy lãm theo quan điểm của phái Thiền: Vô thức của bạn có thể đang nói với bạn rằng đã đến lúc suy nghĩ cẩn thận về bất kì việc gì bạn đang làm, dừng lại và lên kế hoạch cẩn thận hơn về 1 chiến lược thay thế.
Tham khảo
Forgas, J.P. (2013). Don’t worry, be sad! On the cognitive, motivational, and interpersonal benefits of negative mood. Current Directions in Psychological Science, 22, 225–232.
Nguồn: PsychologyToday