Một con đường mới mở ra cho sinh viên Kiến trúc
doviethuong1202 > 07-22-2016, 07:46 AM
Kiến trúc Việt Nam đang ở đâu, như thế nào trong những vận động phát triển mạnh mẽ của ngành Kiến trúc thế giới? Kiến trúc sư là ai, họ cần những gì để tạo ra những công trình kiến trúc tuyệt vời cho chúng ta như vậy? Sự khác biệt nào trong đào tạo và hành nghề Kiến trúc ở các nước phương Tây và Việt Nam hiện nay? Thế hệ Kiến trúc sư tương lai ở Việt Nam cần phải có những phẩm chất gì?… Đó chính là những điều mà Triển lãm và Tọa đàm Kiến trúc hướng đến.
Không gian triển lãm Kiến trúc hiện đại có mặt rất nhiều Kiến trúc sư có tên tuổi và thành công trong lĩnh vực.
Không gian triển lãm Kiến trúc hiện đại có mặt rất nhiều sản phẩm của các liến trúc sư có tên tuổi và thành công tại Việt Nam
Chương trình bao gồm hai phần, không gian triển lãm kiến trúc hiện đại và tọa đàm “Kiến trúc sư “Ta” và “Tây”, “Học và hành nghề như thế nào” nhằm tạo cơ hội cho các bạn học sinh, sinh viên được tư vấn hỏi đáp trực tiếp với các kiến trúc sư về nghề nghiệp sau khi ra trường.
Chương trình tọa đàm có sự góp mặt của anh Nguyễn Thành Nam (Phó Chủ tịch HĐQT trường ĐH FPT), thầy Tạ Ngọc Cầu (Giám đốc ĐH FPT Hòa Lạc), anh Vũ Chí Thành (Trưởng Ban Tuyển sinh và Công tác sinh viên), kiến trúc sư Đoàn Kỳ Thanh – Trưởng Khoa Kiến trúc ĐH FPT, kiến trúc sư Thái Lan Anh – Giám đốc Công ty cảnh quan đô thị FLA và rất nhiều kiến trúc sư trẻ và tài năng của Việt Nam như anh Nguyễn Tuấn Nghĩa, Nguyễn Tuấn Phong, Lê Tú Bình, Lê Ngọc, Trần Thái Vũ…
Rất nhiều các bạn sinh viên, cựu sinh viên đến từ ĐH Kiến Ttrúc, ĐH Xây dựng Hà Nội cùng sự góp mặt của các em học sinh mới tốt nghiệp mang trong mình mơ ước về một cơ duyên với ngành Kiến trúc.
Mở đầu buổi tọa đàm, thầy Tạ Ngọc Cầu đã chia sẻ về lý do trường ĐH FPT sẽ đào tạo ngành Kiến trúc: “Khi mở ra một mã ngành đào tạo mới như Kiến trúc, nhà trường muốn mang một sắc thái hoàn toàn mới, đào tạo nên một thế hệ kiến trúc sư trẻ, hướng đến những kiến trúc hiện đại tích hợp công nghệ, những ý tưởng kiến trúc mới. Hy vọng, đó là những điều tạo nên thương hiệu của ngành Kiến trúc ĐH FPT”.
Anh Nguyễn Tuấn Nghĩa – một kiến trúc sư tài năng của Việt Nam đã mang đến cho các bạn sinh viên rất nhiều chia sẻ chân thật đến từ chính những trải nghiệm anh nhận được từ 5 năm đại học. Anh không ngại ngần khi xác nhận: “Kiến thức trong 5 năm đại học chỉ phục vụ được 20% công việc của mình sau này”. Thời gian được tích lũy và trang bị dường như không có, sinh viên ra trường rất mơ hồ về chính công việc của mình.
“Sinh viên ngành kiến trúc tại Việt Nam đang gặp rất nhiều thiệt thòi”
Các học sinh, sinh viên có mặt tại chương trình vô cùng hào hứng với phần chia sẻ của các kiến trúc sư
Chia sẻ về sự khác biệt giữa hệ thống đào tạo trong nước và nước ngoài, chị Thái Lan Anh đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng chỉ ra hệ thống đào tạo trong nước có số lượng môn học rất nhiều, và trong đó số lượng môn học không thực sự liên quan đến ngành Kiến Trúc chiếm tới 1/3 số lượng môn học. Ngành cử nhân Kiến trúc ở nước ngoài và châu Âu khi được thiết lập lại hoàn toàn không có những môn học thừa, số lượng môn học rất ít những lại được sắp xếp bằng sự tương quan, chú trọng rất nhiều vào sự kết hợp giữa kiến thức kiến trúc và thực hành chuyên sâu, mang tác phẩm của mình tương tác với công chúng cộng đồng. Nhưng hiện tại hầu hết các trường đại học đào tạo về kiến trúc trong nước lại chưa đáp ứng được điều này, đó cũng là điều thiệt thòi cho các bạn sinh viên quyết định gắn bó với kiến trúc.
Quyết tâm quay lại trường để tham gia vào môi trường đào tạo ở Đại học Xây dựng, anh Lê Tú Bình đưa ra những tâm huyết của mình để thay đổi những lỗi hệ thống đã tồn đọng từ rất lâu trong hệ giáo dục.
70% các kiến trúc sư, các khách mời trong buổi tọa đàm đều chỉ ra một thực tế rằng lỗi hệ thống đào tạo Kiến trúc trong môi trường giáo dục Việt Nam hiện nay khiến đồ án tốt nghiệp của sinh viên gặp rất nhiều khó khăn và kém chất lượng.
Với tất cả kinh nghiệm nghiên cứu và đóng góp từ các chuyên gia, buổi tọa đàm đã vẽ ra cho sinh viên Kiến trúc một hướng đi mới giúp thời gian trên ghế trường đại học không còn trở nên uổng phí. Đặc biệt, đối với các bạn học sinh đang sắp bước vào môi trường đại học, con đường phía trước của các bạn đã có được một bước đệm tốt, một suy nghĩ và quyết định đúng đắn nhất cho bản thân khi lựa chọn môi trường đào tạo chuẩn quốc tế và bài bản.
Năm 2016, ĐH FPT chính thức đào tạo ngành Kiến trúc đào tạo dụng nguồn nhân lực ứng những đòi hỏi cấp thiết của thị trường ngành Kiến trúc hiện nay. Khung chương trình học ngành Kiến trúc của ĐH FPT được xây dựng theo tiêu chuẩn đào tạo từ Hiệp hội Kiến trúc Hoàng gia Anh (Royal Institute of British Architects-RIBA), được thiết kế, điều chỉnh để phù hợp cho sinh viên Việt Nam. Toàn bộ chương trình và giáo trình học của sinh viên sẽ được giảng dạy và sử dụng tiếng Anh, cập nhật thường xuyên. Thời gian đào tạo chính quy kéo dài trong 4 năm.