Thay đổi thói quen hằng ngày có thể giúp chống lại những suy nghĩ tiêu cực không mong muốn
Đi ngủ quá muộn và ngủ quá ít có liên quan đến việc trải nghiệm những suy nghĩ tiêu cực dai dẳng, theo nghiên cứu mới.
Ngay cả ở 'những kiểu người sống về đêm' thích đi ngủ muộn hơn, nghiên cứu phát hiện thấy họ cũng có những suy nghĩ lo lắng lặp đi lặp lại nhiều hơn những người đi ngủ vào một thời điểm giống nhau mỗi ngày.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Cognitive Therapy and Research, hỏi 100 người trưởng thành về những thói quen đi ngủ của họ và cho họ làm những bài test về những suy nghĩ tiêu cực dai dẳng (Nota & Coles, 2014).
Các bài test đánh giá con người:
Lo lắng,
Bị ám ảnh,
Và suy nghĩ nghiền ngẫm nhiều như thế nào.
Các kết quả phát hiện ra một mối liên kết giữa những suy nghĩ tiêu cực dai dẳng và đi ngủ muộn.
Những suy nghĩ tiêu cực dai dẳng thường liên quan đến những vấn đề về sức khoẻ tinh thần.
Người trải qua lo lắng, trầm cảm, stress, OCD và lo lắng xã hội có thể thấy bản thân họ ít kiểm soát được những suy nghĩ tiêu cực liên tục xuất hiện trong đầu họ.
Dù nghiên cứu này không thể nói cho chúng ta rằng giấc ngủ tốt hơn đưa đến những sự cải thiện trong những suy nghĩ tiêu cực dai dẳng, thì các nhà lâm sàng thường xuyên phát hiện thấy giấc ngủ có lợi cho chúng ta.
Tiến sỹ Meredith Coles, đồng tác giả của nghiên cứu, nói:
“Nếu các phát hiện khác ủng hộ mối quan hệ giữa thời gian đi ngủ và suy nghĩ tiêu cực lặp đi lặp lại, thì điều này có thể dẫn đến một ngày nào đó có một cách trị liệu mới cho những người mắc những bệnh rối loạn tinh thần.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự suy giảm trong khoảng thời gian ngủ và tâm bệnh học đã cho thấy việc tập trung vào giấc ngủ trong lâm sàng cũng dẫn đến những suy giảm trong các triệu chứng của tâm bệnh."
Jacob A. Nota, tác giả dẫn đầu nghiên cứu, nói:
“Đảm bảo rằng đi ngủ vào thời điểm thích hợp trong ngày có thể là một sự can thiệp vô giá và dễ dàng phổ biến cho những cá nhân bị làm phiền bởi những ý nghĩ xâm nhập."
Nguồn
http://www.spring.org.uk/2014/12/the-sim...o-away.php