Nâng cao việc ra quyết định và làm việc dưới những hoàn cảnh áp lực
rubiru > 06-28-2013, 12:30 AM
Tham khảo
Boosting Decision Making and Performance Under Pressure
How to Excel Under Pressure Conditions
Published on June 26, 2013 by Marc Schoen, Ph.D. in 5 Cents: The Doctor Is In
Khả năng làm việc tốt dưới những hoàn cảnh căng thẳng và áp lực là 1 trong những kĩ năng tốt nhất mà chúng ta có thể phát triển. Những người xuất sắc ở những hoàn cảnh đó thường thông báo rằng nó đem lại cho họ 1 lợi thế so với những người gục ngã trong những hoàn cảnh có sức ép. Ngày nay, rất ít lãnh đạo, giám đốc điều hành hoặc học sinh được đào tạo kỹ năng thiết yếu này. Thay vào đó, hầu hết chúng ta học làm việc dưới hoàn cảnh áp lực từ những kinh nghiệm thời thơ ấu, như thuyết trình, những môn thể thao, những bài kiểm tra trong điều kiện bị giới hạn về thời gian. Đối với hầu hết mọi người, những kinh nghiệm đầu đời đó không chuẩn bị cho họ để phát triển dưới hoàn cảnh bị áp lực, mà đúng hơn là gục ngã dưới áp lực.
Sự thật là có 1 tỷ lệ nhỏ những người có thể hoạt động tốt dưới hoàn cảnh áp lực. Đối với 1 số người, họ làm việc tốt nhất dưới những hoàn cảnh căng thẳng đó. Nhưng điều không may là hầu hết chúng ta không được chuẩn bị để làm việc dưới áp lực. Tin tốt là chúng ta có thể chuẩn bị cho bản thân để trở nên thành công dưới những hoàn cảnh áp lực.
Vấn đề
Hãy nhìn vào vấn đề. Việc ra quyết định bao gồm vùng đại não (cerebral cortex), đây là vùng chịu trách nhiệm cho việc giải quyết vấn đề, như suy nghĩ logic, quy nạp, suy diễn và tư duy trừu tượng. Hệ viền limbic chịu trách nhiệm cho việc đánh giá mối nguy hiểm trong thế giới, giúp chúng ta an toàn.
Khi nó cảm nhận được nguy hiểm, nó kích hoạt bản năng sinh tồn của chúng ta hoặc phản ứng sợ hãi trong não và cơ thể, đóng nguồn năng lượng cho vùng đại não. Không được tiếp năng lượng trong khu vực não này thì còn rất ít năng lượng để vận hành cơ quan giải quyết vấn đề. Trung tâm của phản ứng sợ hãi của hệ viền, đó là áp lực, nó không thoải mái, thường có thể bị khu vực não này nhầm lẫn như là 1 mối đe dọa. Hệ viền của não đặc biệt nhạy cảm trước áp lực và sự khó chịu nếu những kinh nghiệm trong quá khứ bị áp lực gây ra những kết quả kém như thất bại, xấu hổ, bị đánh giá hoặc từ chối.
Giải pháp
Giải pháp nằm ở việc huấn luyện hệ viền cảm nhận áp lực và sự khó chịu theo 1 cách tích cực hoặc theo cách trung tính, đối lập với 1 mối đe dọa. Nói cách khác, chúng ta quan tâm đến việc huấn luyện bản thân chúng ta trở nên có khả năng phục hồi nhanh trong những hoàn cảnh không thoải mái. Trong 1 khóa học do tôi dạy ở UCLA, các sinh viên được yêu cầu chào đón áp lực liên quan đến sự khó chịu, thay vì sợ hãi hoặc né tránh nó. Tôi sẽ nêu ra vài chiến lược quan trọng từ khóa học này, có thể tạo nên 1 sự khác biệt quan trọng đối với khả năng làm việc tốt dưới áp lực.
Chấp nhận áp lực liên quan đến sự khó chịu là điều bình thường. Mục tiêu ở đây không phải là xua đuổi nó. Nếu chúng ta tìm cách tiêu diệt nó thì chúng ta chỉ khiến cho nỗi sợ áp lực của chúng ta lớn hơn. Hãy luyện tập chấp nhận sức ép liên quan đến sự khó chịu.
Chào đón và chấp nhận áp lực liên quan đến sự khó chịu. Học cách yêu thích áp lực. Dạy bộ não diễn giải về áp lực theo 1 cách mới. Ngay cả việc nói với bản thân rằng bạn không thể chờ đợi để cảm thấy áp lực và bạn yêu cái cách mà áp lực làm bạn cảm nhận.
Luyện tập dưới những hoàn cảnh áp lực. Chúng ta thường luyện tập những kỹ năng của chúng ta trong những hoàn cảnh không có áp lực. Và sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn dành chút thời gian luyện tập dưới những tình cảnh có sức ép. Ban đầu, mục tiêu là làm bạn trở nên thích nghi và thoải mái hơn với áp lực liên quan đến sự không thoải mái.
Luyện tập dưới những hoàn cảnh không hoàn hảo. Thế giới hiếm khi hoàn hảo. Tốt hơn là bạn nên luyện tập trong những hoàn cảnh không hoàn hảo mà ở đó có những kích thích gây sao lãng, gây bực bội và làm gián đoạn. Với sự luyện tập thì những sự không hoàn hảo đó sẽ trở thành trung tính và trong nhiều trường hợp nó có thể trở thành điều kiện thuận lợi cho hoạt động của bạn.
Xây dựng cơ bắp khó chịu của bạn. Vì những phản ứng sợ hãi của hệ viền liên quan đến việc nhìn nhận sự khó chịu như 1 mối đe dọa, điều quan trọng là làm cho mạnh mẽ phản ứng trước sự khó chịu của nó. Học cách bình tâm trong những hoàn cảnh khó chịu khác, như mệt mỏi, đói bụng hoặc nhiệt độ khó chịu. Xây dựng cơ bắp khó chịu của bạn trong những bối cảnh khác để tăng cường sức chịu đựng sự khó chịu và khả năng phục hồi nhanh của bạn dưới những hoàn cảnh áp lực.
Tóm lại
Chúng ta có thể làm nhiều thứ để cải thiện việc ra quyết định và làm việc dưới những hoàn cảnh áp lực. Nếu chúng ta hoạt động với 1 quan điểm lỗi thời rằng sự khó chịu là 1 điều gì đó cần tránh né thì khi đó sức ép, áp lực sẽ tiếp tục làm chúng ta cảm thấy nản chí. Nhưng nếu chúng ta học cách chào đón và huấn luyện lại phản ứng của của bộ não trước những tình huống áp lực, khó chịu và không hoàn hảo thì khi đó chúng ta có thể thay đổi đáng kể phản ứng sợ hãi trước áp lực của chúng ta.
Nguồn: PsychologyToday