Những bệnh văn phòng thường gặp
Dân
văn phòng hầu như không vận động chân tay, cả ngày ngồi máy tính nên nhiều bệnh tật âm thầm tích lũy trong cơ thể như đau đầu, đau cổ, vai, gáy, lưng, giãn tĩnh mạch chân...
Do đó, bạn không nên xem nhẹ nếu thỉnh thoảng đau đầu. Dù hiện tượng này không xảy ra thường xuyên và không kéo dài nhưng rất dễ tăng nặng, trở thành kinh niên. Nguyên nhân chủ yếu do căng thẳng vì khối lượng công việc quá nhiều. Cách khắc phục là dành nhiều thời gian hơn để thư giãn, uống nhiều nước hoa quả. Nếu triệu chứng đau đầu không thuyên giảm, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Đau cổ, vai, gáy, lưng nguyên nhân thường do ngồi sai tư thế, nhất là ở những người sử dụng máy vi tính nhiều. Trong trường hợp này, bạn nên xem lại tư thế ngồi, điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp với độ cao của bàn. Máy phải được đặt đúng chiều cao của người sử dụng, giữ khoảng cách thích hợp với màn hình, tránh sử dụng máy tính quá lâu. Khoảng cách từ màn
hình đến người sử dụng khoảng 60 cm, từ màn hình đến bàn phím từ 20 đến 50 cm, từ chuột và bàn phím đến người sử dụng xấp xỉ 25 cm.
Tỷ lệ mắc chứng giãn tĩnh mạch chân ở phụ nữ cao gấp 3 lần nam giới, nhất là ở những phụ nữ làm việc văn phòng vì họ thường xuyên phải đứng hay ngồi một chỗ quá lâu trên những đôi giày cao gót. Bệnh này gây ra những biến chứng phức tạp về rối loạn huyết, viêm tắc tĩnh mạch, viêm loét, nhiễm trùng nếu bệnh trở nặng. Cách khắc phục là hạn chế đi giầy cao gót, ngâm chân trong nước ấm mỗi ngày và đến gặp bác sĩ sớm.
Để phòng trừ nguy cơ mắc bệnh văn phòng, ngoài việc thư giãn thường xuyên, bổ sung các vitamin từ nước hoa quả, bạn nên đầu tư thời gian tham gia thể thao để vừa tăng sức đề kháng vừa để làm đẹp ngoại hình. Nếu không có thời gian tập thể dục thường xuyên, mỗi tuần tập 3, 4 lần cũng sẽ mang lại những hiệu quả nhất định. Ngoài ra, bạn có thể đăng ký một phòng gym tổng hợp với những
dịch vụ làm đẹp, thư giãn phong phú để có thể cải thiện tình hình sức khỏe lại không mất quá nhiều thời gian do phải di chuyển giữa các chương trình tập luyện khác nhau.
Rèn luyện sức khỏe phải từ từ, cẩn thận và không được cắt bớt giai đoạn. Nếu không có nhiều thời gian, cơ xương không còn rắn chắc do vấn đề tuổi tác hoặc phải ngồi lâu một tư thế, bạn nên dành 1-1,5 giờ mỗi buổi, một tuần tập năm buổi là đủ. Ngoài ra, bạn nên khởi động thật kỹ các cơ tay, vai, cổ, bụng, chân (môn tập thể hình hay aerobic đều cần được làm nóng khoảng năm phút trước khi tập).
Bên cạnh đó, bạn có thể thử sức với yoga, không nặng nhọc về mặt thể hình, nhưng lại rất cần sự kiên nhẫn và khổ luyện về tinh thần. Yoga cũng có khả năng phát triển thể chất và tinh thần toàn diện, nới lỏng các cơ bắp, cải thiện tim mạch. Cuối cùng, điều quan trọng nhất vẫn là sự chuyên cần, không bỏ giữa chừng.