Nếu bạn muốn được người khác ghen tị, hãy nghĩ lại
rubiru > 03-30-2013, 09:18 AM
Tham khảo
Being Envied Is Not Enviable
If you have a wish to be envied, think again.
Published on December 29, 2011 by Mary C. Lamia, Ph.D. in Intense Emotions and Strong Feelings
Cho dù bạn có làm việc chăm chỉ để đạt được những gì bạn có hay không, thì bạn có thể trở thành đối tượng của sự ghen tị của người khác. Ngay cả ngoại hình của bạn dù nó ít liên quan đến nỗ lực của bạn cũng có thể làm người khác ghen tị.
Chúng ta thường không quan tâm đến người bị ghen tị cảm thấy như thế nào, nhưng người nhận sự ghen tị có thể cảm thấy tổn thương và không thoải mái. Hãy tưởng tượng có 1 ai đó không thích bạn, hoặc thậm chí ghét bạn vì bạn có 1 thứ gì đó họ muốn và đang thiếu. Sự ghen tị có thể được kích hoạt trong những tình huống có sự so sánh xã hội mà ở đó người khác xem bạn đang có những món đồ hoặc những thành tựu làm suy giảm địa vị của họ (Silver & Sabina, 1978; Smith & Kim, 2007). Những thứ đó cũng làm mọi người ngưỡng mộ bạn, nhưng sự ngưỡng mộ thì thiếu sự thù địch. Ở cả 2 trường hợp, mọi người sẽ tán dương hoặc lí tưởng hóa bạn hoặc những thứ bạn sở hữu. Mùi vị của sự ghen tị là xấu xí trong khi sự ngưỡng mộ là ấm áp, ngay cả nếu nó tạo ra sự không thoải mái ở những người được ngưỡng mộ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy con người có thể nghĩ về 1 người mà họ ghen tị, chú ý đến những chi tiết, tiểu tiết về người đó, nhớ lại thông tin đó 1 cách chính xác hơn những thông tin về người mà họ không ghen tị, và sự ghen tị đó có thể can thiệp vào những kĩ năng nhận thức của họ (Hill, DelPriore, & Vaughan, 2011). Vì vậy, nếu bạn tham dự 1 sự kiện và bạn là người bị ghen tị, có khả năng người khác sẽ tập trung vào những thông tin hoặc tiểu tiết về bạn cũng như về hành động của bạn. Ngày mai họ có thể nhớ lại về bạn nhiều hơn bất kì ai khác ở sự kiện. Bận tâm về 1 người bị ghen tị rất hấp dẫn, thậm chí nếu đó là sự lãng phí thời gian.
Để điều chỉnh những đánh giá sẽ làm vô hiệu hóa sự ghen tị, những người ghen tị bạn sẽ phải dìm hàng bạn, nâng họ lên hoặc làm cả 2. Sự ghen tị có thể làm 1 người bận tâm với việc so sánh và đánh giá liên tục giá trị bản thân của họ với những thứ họ xem là của bạn. Dù ghen tị có thể thúc đẩy 1 người hủy hoại vị trí của người bị ghen tị, trong trí tưởng tượng hoặc trong thực tế, thì sự ghen tị của họ cũng có thể khiến họ làm việc chăm chỉ hơn để có được những thứ mà người bị ghen tị có.
1 số nhà quảng cáo sử dụng sự ghen tị như 1 công cụ marketing, vì những sản phẩm bán chạy nhất khi gây ra sự ghen tị ở người tiêu dùng (van de Ven, Zeelenberg & Pieters, 2009). Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy nỗ lực đạt được địa vị xã hội gây ghen tị ảnh hưởng đến những lựa chọn của khách hàng, như khao khát những sản phẩm “thân thiện với môi trường” khi mua sắm nơi công cộng (Griskevicius, Tybur, & Van den Bergh, 2010).
Sự ghen tị có thể gây nguy hiểm cho người bị ghen tị. Ví dụ, bạn tin là 1 ai đó đang ghen tị với bạn? Nếu bạn đang ở trong 1 cuộc thương lượng, bạn muốn biết liệu người đó có đang ghen tị. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy ở nơi có những sự so sánh xã hội, ví dụ nếu người mà bạn đang thương lượng nghĩ rằng cuộc sống của bạn tốt hơn của anh ta, sự ghen tị bị kích hoạt thúc đẩy sự lừa dối (Moran & Schweitzer, 2008). Thêm nữa, sự ghen tị cũng giúp người khác biện hộ cho hành vi lừa dối của anh ta.
Có nhiều cách để làm giảm sự ghen tị của người khác đối với bạn. Tỏ ra thân thiện và giúp đỡ với 1 người đang ghen tị bạn là 1 chiến lược có thể làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực của sự ghen tị của họ (van de Ven, Zeelenberg & Pieters, 2010). Theo các nhà nghiên cứu đó, người sợ bị ghen tị có xu hướng có những hành động giúp đỡ xã hội (pro-social)– giúp đỡ những người có thể đang ghen tị họ.
Còn với những người muốn được ghen tị hoặc được ngưỡng mộ thì sao, cho dù khao khát của họ có được ý thức hay không? Chắc chắn là đạt được 1 số địa vị đáng ghen tị hoặc đáng ngưỡng mộ đem lại bằng chứng xác thực cho thấy bạn đáng trọng. Tuy nhiên, sự ngưỡng mộ có thể chuyển thành ghen tị, và bạn có thể bị tấn công bởi sự thù địch.
Nguồn: PsychologyToday