Ở Mỹ nói riêng và toàn thế giới nói chung thì nghề nail khá thịnh và ngày càng phát triển. Trong đó, người Việt làm thợ nail chiếm khá đông. Chính vì vậy, những tin tuyển dụng
cần thợ nails theo đó cũng gia tăng dần.
Nghề chăm sóc móng của người Việt: Không chỉ ở Mỹ!
Khi nhắc đến ngành kinh doanh của người Việt Nam ở nước ngoài, không thể không nói đên ngành làm Nails, với các tiệm chăm sóc móng Việt Nam có mặt ở rất nhiều nước trên thế giới. Chăm sóc móng tay không chỉ là công việc nhỏ lẻ, mà từ lâu đã trở thành một ngành công nghiệp dịch vụ với lịch sử phát triển dựa trên văn hóa gia đình và tình thân của người Việt Nam trên khắp thế giới.
Bên cạnh làn sóng phát triển đầu tiên của ngành chăm sóc móng người Việt ở Mỹ trong suốt mấy thập kỷ qua, thì các nước Châu Âu là địa điểm tiếp theo ghi dấu ấn phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiêp Nail của người Việt.
Nghề chăm sóc móng tại Anh
Tại Anh, bạn dễ dàng bắt gặp những tiệm nails nằm sát nhau với bảng hiệu theo kiểu Mỹ với tên gọi như là American Nails, Texas Nails, Cali Nails. Chỉ cần có vị trí và cách quản lý tốt, thì một tiệm chăm sóc móng tay có thể đem về cho người chủ vài trăm ngàn euro mỗi năm, trong khi số vốn ban đầu chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn với mỗi chiếc ghế mát-xa và chăm sóc bàn chân giá trên dưới 2.000 euro, bàn và máy bào tốt giá khoảng 500-1.000 euro. Còn lại là tiền trang trí, lắp đặt, và phí chuyển nhượng cũng như là thuê mướn cửa hàng.
Đa số thợ chăm sóc móng tại Anh là những người Việt Nam nhập cư, du học sinh sinh viên có quyền đi làm, thậm chí là những người Việt không sống ở Anh, nhưng có quốc tịch ở các nước thành viên khối Liên Hiệp Châu Âu có quyền lao động ở Anh, họ sẵn sàng sang làm việc vì có nhu nhập cao hơn.
Các nước Châu Âu: Đức, Cộng Hòa Séc, Ba Lan.
Đây là những quốc gia có đông người Việt sinh sống, vì vậy cơ hội mở ra cho nghề chăm sóc móng không thua kém Anh. Với những người không có điều kiện sang Anh làm việc, thì giải pháp họ chọn thường là nhờ người quen hay thân nhân từ Anh sang giúp mở tiệm. Mặc dù giá làm móng ở các nước trong khối Liên Hiệp Châu Âu không cao bằng ở Anh nhưng chi phí cũng thấp hơn và được đổi vị trí từ thợ lên thành chủ, và mở ra thêm cơ hội tuyển nhân viên hay lập gia đình cho nên cũng có nhiều người ở Anh chọn giải pháp này. Để phục vụ cho nhu cầu đó, các cửa hàng cung cấp cơ sở vật chất cho ngành chăm sóc móng ở Anh cũng sang Đức hay cộng hòa Séc liên kết để bán hàng tại chỗ.
Còn ở thủ đô Vacxava của Ba Lan, hầu như cứ mỗi tháng lại khai trương thêm một tiệm Nails mới để phục vụ nhu cầu chăm sóc móng của người dân thành phố, tất nhiên cũng với đa số chủ tiệm và thợ là người Việt.
Thương hiệu và văn hóa nghề nghiệp của người Việt tại hải ngoại
Cũng giống như ngành mát-xa của người Thái Lan, ngành châm cứu của người Trung Quốc, sự phát triển của ngành chăm sóc móng toàn cầu gắn liền với thương hiệu của người Việt.
Người Việt Nam với bản tính cần cù và tỉ mỉ đã dễ dàng thống trị ngành công nghiệp Nail trên thế giới mà khó có đất nước nào cạnh tranh được. Chỉ riêng ở Mỹ, Theothống kê từ tạp chí Nail Magazine của Mỹ cho thấy, tại nước này, số người Việt được cấp chứng chỉ kỹ thuật viên nghề nail chiếm hơn 40% nhân lực làm trong nghề nail.
Để mở tiệm chăm sóc móng, thực sự không cần nhiều vốn ở dạng tiền bạc, nhưng cần rất nhiều vốn ở dạng xã hội và văn hóa, ví dụ như là tình đồng hương hay quan hệ gia đình khiến họ sẵn sàng giúp đỡ, truyền đạt kinh nghiệm và chia xẻ với nhau.
Nghề này cũng dễ học và phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt với những người Việt mới định cư không thông thạo ngoại ngữ, và là cơ hội hòa nhập với cuôc sống ở xứ người nhanh nhất.
Có thể bạn quan tâm:
can ban tiem nails