Người giàu khác người nghèo như thế nào, phần 1: Sự lựa chọn
rubiru > 05-10-2013, 08:09 AM
Người giàu khác người nghèo như thế nào, phần 1: Sự lựa chọn
Tham khảo
How the Rich are Different from the Poor I: Choice
Middle class individuals' lives are defined by choice.
Published on July 19, 2012 by Michael W. Kraus, Ph.D. in Under the Influence
Trong phần này tôi sẽ khám phá người giàu khác với người nghèo như thế nào - ít nhất là theo quan điểm tâm lý học. Tôi sẽ xem xét về địa vị tầng lớp xã hội của 1 người – đó là, tiền, trình độ giáo dục, và địa vị nghề nghiệp của gia đình của 1 người - ảnh hưởng đến khái niệm sự lựa chọn như thế nào.
Bạn có thể không nhận ra tầm quan trọng của sự lựa chọn trong cuộc sống hằng ngày của bạn. Nói ngắn gọn, chúng ta đưa ra các lựa chọn về mọi thứ - mặc đồ gì, ăn gì, khi nào thức dậy, làm gì hôm nay, cưới ai, khi nào có con...Cuộc sống của chúng ta bị thống trị bởi những lựa chọn. Những điều mà các nhà nghiên cứu phát hiện trong tâm lý học là vị trí tầng lớp xã hội của 1 người ảnh hưởng sâu sắc đến cách 1 người diễn giải về những lựa chọn của họ.
Đối với người đến từ tầng lớp xã hội giàu hơn, có trình độ giáo dục cao hơn – ví dụ, những người có 1 tấm bằng đại học 4 năm – thì đưa ra những lựa chọn là 1 phần cơ bản của cuộc sống xã hội của bạn, và bạn nghĩ về bản thân bạn như thế nào. Hãy dành chút thời gian để nghĩ về môi trường đầu đời của 1 đứa trẻ lớn lên thành 1 người tốt nghiệp đại học. Đứa trẻ này sẽ quen với việc đưa ra những lựa chọn ngay từ những giai đoạn đầu đời rất sớm. Ví dụ 1 đứa bé có thể được cho 1 sự lựa chọn trong bữa ăn của bé, 1 sự lựa chọn về những món đồ chơi để chơi trong ngày. Khi đứa trẻ lớn hơn, nó sẽ được đưa cho những lựa chọn liên quan đến kiểu thể thao để tham gia hoặc chơi nhạc cụ nào. Ở đại học, các sinh viên được cho sự lựa chọn về chuyên ngành và được khuyến khích chọn lĩnh vực phù hợp nhất với khả năng và kĩ năng của họ. Những đứa trẻ đến từ những gia đình tương đối giàu trở nên quen với việc lựa chọn cho bản thân họ và thích thú trước cơ hội đưa ra những lựa chọn độc đáo, duy nhất để phân biệt bản thân họ với những người khác.
Bây giờ, hãy xem xét môi trường của những đứa trẻ ít được giáo dục và ít giàu có. Đối với những người đó, ít nguồn lực hơn có nghĩa là có ít sự lựa chọn hơn trong cuộc sống (ít sự lựa chọn hơn trong các bữa ăn, ít đồ chơi để chọn, ít cơ hội nghề nghiệp tương lai, ít lựa chọn về khu dân cư nào để sống...) Môi trường đầu đời này làm tăng khả năng là những lựa chọn ít được đánh giá cao và quan trọng đối với những người ở tầng lớp tương đối thấp hơn. Thay vào đó, những người đó sẽ thích trộn lẫn hơn là đưa ra những lựa chọn độc đáo để phân biệt họ với người khác.
1 loạt nghiên cứu của Nicole Stephens ở đại học Northwestern cung cấp sự ủng hộ đối với những dự đoán liên quan đến sự lựa chọn đó. Ví dụ khi được yêu cầu chọn 1 cây bút trong số nhiều cây bút, những người tốt nghiệp phổ thông có nhiều khả năng chọn 1 cây bút giống với những cây bút khác, phản ánh khao khát của họ là đưa ra những lựa chọn giúp họ trộn lẫn với những người khác. Ngược lại, những người tốt nghiệp đại học có nhiều khả năng chọn cây bút độc đáo, duy nhất phản ánh khao khát của họ là nổi bật hơn những người khác.
Trong nghiên cứu khác, Stephens và các cộng sự hỏi những cá nhân đến từ những nghề lao động phổ thông (ví dụ, lĩnh cứu hỏa) về những cảm xúc của họ khi đưa ra sự lựa chọn giống 1 người bạn (ví dụ, mua chiếc xe giống 1 người bạn). Đối với những người thuộc tầng lớp lao động, đưa ra lựa chọn giống 1 người bạn đem lại cảm xúc tích cực. Đối với những người với 1 tấm bằng cử nhân trong quản trị kinh doanh, sự lựa chọn giống nhau này làm người đó cảm thấy bực tức.
Trong 1 nghiên cứu cuối bởi Stephens và các cộng sự, những người tốt nghiệp phổ thông và đại học được tặng 1 cây bút như 1 món quà vì đã hoàn thành 1 nghiên cứu. Những người tham gia tốt nghiệp phổ thông vui mừng khi nhận được món quả này. Những người tham gia tốt nghiệp đại học muốn chọn 1 cây bút cho bản thân họ.
Dường như những môi trường tầng lớp xã hội làm thay đổi sâu sắc cách chúng ta cảm nhận về những lựa chọn hằng ngày của chúng ta (ngay cả những lựa chọn về kiểu bút để dùng!). Sự khác biệt cốt lõi về mặt tâm lý này hình thành cuộc sống của những người thuộc tầng lớp tương đối cao hơn và thấp hơn có khả năng mở rộng sang nhiều lĩnh vực.
Tham khảo
Stephens, N. M., Fryberg, S. A., & Markus, H. R. (2011). When Choice Does Not Equal Freedom: A Sociocultural Analysis of Agency in Working-Class American Contexts Social Psychological and Personality Science DOI: 10.1177/1948550610378757
Stephens, N. M., Markus, H. R., & Townsend, S. (2007). Choice as an act of meaning: The case of social class Journal of Personality and Social Psychology DOI: 10.1037/0022-3514.93.5.814
Kraus MW, Piff PK, Mendoza-Denton R, Rheinschmidt ML, & Keltner D (2012). Social class, solipsism, and contextualism: How the rich are different from the poor. Psychological review, 119 (3), 546-72 PMID: 22775498
Nguồn: PsychologyToday