Nghìn lẻ một ngày
linktest > 10-02-2013, 06:47 AM
Bạn đọc Việt Nam hầu như không ai không biết bộ truyện "Nghìn lẻ một đêm", nhưng ít ai biết đến một bộ truyện cổ Ba Tư có thể xem như người anh em sinh đôi của nó - Nghìn lẻ một ngày.
Nghìn lẻ một ngày do một nhà Đông phương học lỗi lạc là Francois Pétis De La Croix thực hiện từ nguyên bản tiếng Ba Tư, được xuất bản tại Paris từ năm 1710 đến năm 1712.
Trong bộ truyện, Francois Pétis De La Croix đã trình bày với độc giả bức tranh sinh động về cuộc sống mọi mặt của người dân phương Đông thời trung cổ, từ thành phố Cairo bên bờ sông Nin và kinh đô Batđa bên dòng Tigris, từ vùng châu thổ phì nhiêu giữa Lưỡng Hà, ngược lên vùng sa mạc khô cằn Trung Á, sang lục địa Trung Hoa mênh mông và vùng biển đảo Inđônêsia cách trở...
Thành công của bộ Nghìn lẻ một ngày không hề thua kém bộ "Nghìn lẻ một đêm". Ngay trong thế kỷ 18, từ tiếng Pháp bộ truyện đã được dịch ra tiếng Đức, Anh, Hà Lan, Đan Mạch, Ý, Tây Ban Nha, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Ba Tư. Cũng như "Nghìn lẻ một đêm", Nghìn lẻ một ngày được đưa vào giáo trình văn học bậc trung học phổ thông ở Pháp từ thế kỷ 18 và gợi đề tài, cảm hứng cho nhiều công trình văn học nghệ thuật xuất sắc khác.
[FONT=inherit]"Nghìn lẻ một ngày là công trình hoàn hảo nhất của nghệ thuật kể chuyện theo phong cách thế kỷ 18. Độc giả nào chưa đọc bộ sách ấy chưa thể nói mình đã thông hiểu mọi tuyệt tác văn học Pháp".
- Nhà Đông phương học Paul Sebgag -
[/FONT]
[FONT=inherit]Nội dung chính[/FONT]
Trong Nghìn lẻ một ngày, người dẫn dắt câu chuyện là bà nhũ mẫu Xutlumêmê.
Sau một cơn ác mộng, nàng công chúa xứ Casơmia mắc một chứng bệnh tâm lý kỳ quái là căm ghét và xa lánh đàn ông, luôn bày cách hãm hại những chàng hoàng tử bất hạnh đam mê sắc đẹp của nàng dám cả gan đến ngỏ lời cầu hôn.
Hằng ngày vào lúc hầu hạ công chúa trong buồng tắm, bà nhũ mẫu kể cho nàng nghe những câu chuyện lôi cuốn, thắt mở nút ở chỗ gay cấn nhất để người nghe không bỏ dở nửa chừng, nhằm chữa cho nàng khỏi ám ảnh bởi định kiến. Cuối cùng nàng công chúa đỏng đảnh được giải thoát khỏi chứng trầm uất và đồng ý kết hôn với chàng hoàng tử trẻ tuổi đẹp trai xứ Ba Tư.
Các câu chuyện độc lập với nhau, mỗi chuyện là một thể hoàn chỉnh song đều có quan hệ chằng chịt, thậm chí có chung một nhân vật chính, được gắn kết lại theo cách móc xích, móc nào cũng có thể coi là móc chính. Hoặc theo lối ngăn kéo: chuyện trước chứa chuyện sau, chuyện sau đựng chuyện sau nữa, cứ thế kéo dài tưởng như vô hồi kỳ trận, cho đến sau một nghìn lẻ một ngày mới thắt nút lại và kết thúc.
[FONT=inherit]Thông tin tác giả[/FONT]
De La Croix (1653-1713) là một trong những người châu Âu đi tiên phong trong môn Đông phương học. Là con trai một viên chức làm thư ký và phiên dịch cho Vua Louis XIV về các ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập, ngay từ nhỏ ông đã được đào tạo nhằm nối nghiệp cha. Chưa đến mười bảy tuổi ông đã được Thủ tướng Pháp Colbert gửi sang Trung Đông để bổ túc về ngôn ngữ, văn học, nghiên cứu phong tục tập quán cùng các môn khoa học, nghệ thuật và tôn giáo các dân tộc phương Đông. Năm 1680 trở về nước, ông được cử vào chức vụ thư ký phiên dịch cho nhà vua về các ngôn ngữ phương Đông, sau đó còn được phong làm giáo sư dạy ngôn ngữ và văn học A Rập ở Đại học Hoàng gia. Ông là tác giả nhiều công trình trước tác và phiên dịch sách tiếng A Rập, Ba Tư, Thổ Nhĩ Kỳ và Armêni.
Mời các bạn tiếp tục theo dõi những câu chuyện hấp dẫn của nhũ mẫu Xutlumêmê với Tập 2 Nghìn lẻ một ngày!
Nguồn : yes-book.com
Trích : http://www.yes-book.com/nghin-le-mot-nga...63172.html