Hệ thống tăng áp đã không còn xa lạ với bất kỳ ai quan tâm đến ô tô, nhưng có mấy ai biết được rằng hệ thống này đã xuất cách đây 123 năm.
Năm 1885, Gottlieb Daimler - người sáng lập ra Mercedes-Benz, đã có đăng ký phát minh số DRP 34.926 về tăng áp cho động cơ cháy cưỡng bức (động cơ xăng). Như vậy tăng áp được ứng lên động cơ xăng trước diesel.
Theo bản vẽ mô tả chi tiết, hộp trục khuỷu được sử dụng như một máy nén khí. Khi piston đi từ điểm chết dưới lên điểm chết trên, không khí hoặc hỗn hợp được hút vào hộp trục khuỷu, và khi piston đi xuống sẽ có chức năng nén khí và hỗn hợp trong hộp trục khuỷu. Như vậy, piston và xilanh sẽ đóng thêm vài trò là máy nén khí. (Năm 1896, Rudolf Diesel cũng sử dụng phương pháp này cho việc tăng áp động cơ diesel)
Nguyên lý hoạt động của hệ thống tăng áp sử dụng máy nén khí nhờ khí xả động cơ
Có một hạn chế duy nhất của phát minh, hệ thống tăng áp chỉ có thể ứng dụng ở dải tốc độ vòng quay thấp của động cơ, từ 150 - 160 vòng/phút (vòng quay phổ biến của những thế hệ động cơ đầu tiên). Nhưng sau thời gian đó, khi mà tốc độ vòng quay động cơ được tăng lên 500 - 600 vòng/phút, phát minh này gần như là không phát huy hiệu quả. Nguyên nhân do tốc độ lên xuống của piston quá cao dẫn tới tổn thất dòng chảy qua van lớn, khí nạp tăng không đáng kể. Cũng với việc sử dụng nén khí qua hộp trục khuỷu, Wilhelm Maybach đã thiết kế một động cơ tăng áp chữ V cho Mercedes-Benz. Nhưng ngay sau đó phương án này đã phải hủy bỏ sau những thử nghiệm không thành công. Sau sự thất bại của Maybach, tăng áp cho động cơ gần như bị lãng quên. Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Daimler mới khôi phục lại những thí nghiệm về tăng áp cho động cơ xăng. Và sau đó đã có hàng loạt ứng dụng thành công cho động cơ máy bay và xe đua. Ngày nay hầu hết các động cơ diesel lắp trên các máy xây dựng như xúc lật mini, xúc lật gầu nhỏ,xúc lật liugong đều sử dụng tubor