Rối loạn kinh nguyệt luôn khiến các chị em lo lắng còn không biết nguyên nhân là do đâu, biểu hiện như thế nào và làm như thế nào để khắc phục một cách hiệu quả nhất. Bài viết này sẽ giúp các chị em đưa ra lời giải đáp một cách thỏa đáng nhất để có thể chủ động chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhé.
Rối loạn kinh nguyệt là những bất thường xảy ở cơ thể nữ giới trong thời gian ra máu kinh. Nó được biết đến là bệnh phụ khoa nguy hiểm khi có khả năng ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe phái đẹp. Nhưng dạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp nhất gồm:
- Chậm kinh: là tình trạng kinh nguyệt đến muộn hơn bình thường và thường là 35 ngày chứ không phải là từ 28-30 ngày bạn nhé. Có nhiều trường hợp còn bị chậm kinh đến cả tháng thậm chí là mấy tháng mới thấy máu kinh một lần.
- Rong kinh: Bạn gái được xác định bị bệnh rong kinh khi thời gian ra máu kinh kép dài quá 7 ngày, bình thường thời gian kinh nguyệt chỉ khoảng 3-5 ngày thôi bạn nhé. Và nhiều người, chứng rong kinh có thể kéo dài cả tháng.
- Vô kinh: Nữ giới không có kinh dù đã bước và tuổi dậy thì hoặc đã có kinh trước đó nhưng lại bị mất kinh do sức khỏe hoặc không rõ nguyên nhân...
- Thống kinh: Là tình trạng nữ giới bị đau bụng dưới dữ dội trong những ngày ra máu kinh và nó khiến chị em phải mệt mỏi, hoang mang và lo sợ. Nếu bình thường, tình trạng đau bụng chỉ rất nhẹ và nó sẽ biến mất sau từ 1-2 ngày nhé...
>>> Xem thêm: Viên uống Slady có tốt không?
Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt:
- Mất cân bằng nội tiết tố nữ: Hiện tượng mất cân bằng nội tiết tố nữ được cho là nguyên nhân gây ra tình trạng kỳ kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Theo đó, nội tiết tố nữ gồm estrogen và progesterone, có vai trò điều chỉnh chu kỳ “đèn đỏ”. Nhưng trên thực tế, cơ chế tiết hoóc môn trong cơ thể của chúng ta rất phức tạp. Các cơ chế này liên quan đến hoạt động tương tác của ba cơ quan: vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng. Chỉ cần một trong các cơ quan này có vấn đề là kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng ngay.
- Trạng thái tinh thần không ổn định: Kinh nguyệt thường được coi là thước đo tình trạng căng thẳng. Căng thẳng tâm lý thường ảnh hưởng đến sự bài tiết hoóc môn, gây ra trạng thái bất thường trong kỳ “đèn đỏ”. Dù căng thẳng kéo dài hay chỉ thoáng qua cũng đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, bạn nên biết cách giảm căng thẳng để điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt của mình. Nên đến khám bác sĩ phụ khoa hoặc chuyên gia tâm lý ngay nếu tình trạng của bạn không có tiến triển gì nhé.
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng: Nhiều chị em ăn kiêng sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị thiếu chất, giảm sự bài tiết hoóc môn estrogen gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, phụ nữ có thói quen hút thuốc, uống nhiều rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ bị rối loạn kinh nguyệt.
- Vận động quá nhiều: Việc vận động và tập luyện thể thao quá sức gây tiêu hao năng lượng, tụt cân nhanh cũng ảnh hưởng đến tình trạng kinh nguyệt.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc một số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây nên tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh,…
Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ:
Chúng ta có thể theo dõi chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng của mình và những biểu hiện la của cơ thể để nhận biết mình có bị các dấu hiệu kinh nguyệt bất thường hay không. Và nó sẽ trở thành bệnh nếu kéo dài và lặp lại nhiều tháng liền với các dấu hiệu tiêu biểu như:
- Lượng máu kinh ra không đều có thể nhiều hoặc rất ít, có màu sắc khác lạ như màu đen sậm thậm chí bị vón thành các cục máu đông.
- Chị em bị nổi mụn ở mặt và lưng, nám trên da, da trở lên tối màu trong những ngày đèn đỏ.
- Nữ giới có kinh nguyệt bất thường sẽ thường xuyên bị bốc hỏa, khó chịu trong người và tính nết trở nên khó chịu hơn, hay cáu gắt và buồn phiền hơn...
- Tuyến vú phát triển hơn và bị căng tức, đau đớn khi bị kinh nguyệt không đều cũng là biểu hiện thường gặp nhé...
Hầu hết nữ giới đều có những bất thường ở kinh nguyệt nhưng nếu ở mức độ cho phép thì bệnh không nguy hiểm. Nguy hiểm thường đến khi chị em chủ quan coi thường những dấu hiệu bệnh và để bệnh kéo dài mà không chịu tìm cho mình những nguyên nhân gây
Làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt?
Đi khám bác sĩ phụ khoa:
Bạn hãy mang theo biểu đồ nhiệt độ cơ thể của mình khi đi khám bác sĩ phụ khoa. Bác sĩ có thể dựa trên kiến thức của mình để chẩn đoán xem bạn đang thiếu hoóc môn nào trong từng giai đoạn của chu kỳ “đèn đỏ” bằng cách xem biến động nhiệt độ cơ thể của bạn đấy. Để biết thêm thông tin về nhiệt độ cơ thể, bạn hãy xem bài viết -> "Những điều chưa biết về nhiệt độ cơ thể”
Thay đổi chế độ sinh hoạt:
Bạn cần để ý đến thói quen sinh hoạt của mình nếu phát hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong chu kỳ “đèn đỏ” của bạn. Hãy ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống cân bằng ba bữa một ngày thay vì ăn kiêng quá mức để giảm cân nhanh nhé. Bạn cũng nên tìm hiểu cách kiểm soát tốt tình trạng căng thẳng, bởi đó là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều. Ví dụ, bạn có thể tập một số bài thể dục thông thường như yoga, thiền, thái cực quyền, hoặc các môn thể dục giúp điều hòa hệ thần kinh của mình.
Ăn những món ăn, thực phẩm tốt cho ngày đèn đỏ:
Nên bổ sung các loại thực phẩm tốt cho ngày đèn đỏ để quá trình này sẽ cảm thấy dễ chịu hơn đồng thời bạn có thể sử dụng
cốc nguyệt san beucup để tiện lợi và thoải mái trong ngày đèn đỏ, thoải mái vận động không ngại gì cả