Trẻ em dễ bị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón kéo dài. Vậy nguyên nhân vì sao trẻ lại bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và chế độ ăn uống dành cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào?
Khi bé có gặp phải các dấu hiệu như: tiêu chảy kéo dài, con ỉa phân nhớp, mùi tanh, ỉa ra cái rất ít và rất nhiều nước, ỉa xì xoẹt … thì mẹ thường rất đau đầu và nghĩ ngay rằng do thức ăn. Nếu con ăn hoàn toàn bằng sữa mẹ thì thực tế tất cả nwhngx gì mẹ ăn đều được “ bộ máy xử lý tinh vi” sàng lọc và chuyển hóa thành các chất gồm các đạm, mỡ, lactose, vitamin, sắt, muối khoáng, nước và các enzym. Bé bú là uống những chất này nên khó có thể gây rối loạn tiêu hóa cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn. Chỉ trừ trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng sữa bò, nếu mẹ uống sữa bò, sữa qua đường tiêu hóa vẫn còn nguyên, do đó sẽ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa.
Ngay như cụm từ “rối loạn tiêu hóa” cũng là một từ chung chung
biểu hiện của rối loạn tiêu hóa không bình thường ở trẻ. Ví dụ, trẻ ói mà không rõ nguyên nhân từ đâu thì kết luận chung là trẻ đang có rối loạn tiêu hóa (rối loạn đường ruột), nhưng nếu trẻ ói mà kèm theo đỏ họng thì có thể kết luận trẻ bị viêm họng…
Có nhiều bà mẹ “than thở “ con bị rối loạn tiêu hóa kéo dài, uống mem vi sinh thì khỏi, không uống thì tái phát, do đó lo sợ con bị phụ thuộc men tiêu hóa. Thực tế, không có khái niệm rối loạn tiêu hóa kéo dài. Khi tình trạng đi ngoài của bé kéo dài, bạn nên đưa đi bác sĩ khám để chấn bệnh, tìm bệnh cụ thể, sau đó chữa trị theo phác đồ của bệnh đó. Việc tự ý cho trẻ uống men vi sinh cũng không thể giải quyết hết “gốc” của bệnh, ví dụ nếu trẻ đi ngoài do lỵ thì phải uống kháng sinh mới khỏi, còn men vi sinh thì không có tác dụng.
Việc uống men vi sinh dài ngày tuy không có tác hại nhưng không cần thiết. Vì bản thân ruột đã có vi khuẩn có lợi, sẽ tự cân bằng. Khi bổ sung dư thì cũng sẽ được loại thải ra ngoài qua đường phân. Chỉ khi ruột thiếu (trường hợp trẻ bị loạn khuẩn) bổ sung men vi sinh là cần thiết.
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Nói về nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa thì có nhiều, nhưng đối với trẻ em thì một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng này là do trẻ chưa ý thức được vấn đề vệ sinh cơ thể, vệ sinh ăn uống, nề nếp sinh hoạt và sự lây nhiễm qua tiếp xúc. Đặc biệt là đối với học sinh thì những rối loạn tiêu hóa thường gặp là táo bón và tiêu chảy cấp.
Vai trò của hệ vi sinh với tiêu hóa của trẻ
Hệ vi sinh đóng một vai trò rất quan trọng ở đường tiêu hóa, đặc biệt là ở đại tràng. Ở đại tràng có khoảng 400 – 500 loại vi khuẩn có ích khác nhau, ngoài việc tham gia vào khâu cuối cùng của quá trình tiêu hóa còn đảm nhiệm chức năng bảo vệ đại tràng. Các vi khuẩn này có nhiệm vụ biến đổi chất xơ thực phẩm, thức ăn chưa tiêu hóa hết ở ruột non thành acid lactic, acetic, butyric, hàng loạt vitamin, axit amin, men, hocmon và các chất dinh duỡng quan trọng khác. Đồng thời sinh ra các khí như NH3, CO2, H2S… Quá trình biến đổi đó gọi chung là quá trình lên men, mà nhờ nó, thức ăn được tiêu hóa hoàn toàn. Trong môi truờng hoạt động của đại tràng, các vi khuẩn có ích có khả năng lấn áp, đè bẹp và tiêu diệt rất nhiều loại vi khuẩn gây bệnh.
Biện pháp giải quyết tận gốc rối loạn tiêu hóa cho trẻ
Khi trẻ có các dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa, bên cạnh các biện pháp như: giữ vệ sinh trong ăn uống, tẩy giun đúng lịch, điều chỉnh chế độ ăn phù hợp. Cần chú ý bổ sung sớm men vi sinh có ích cần thiết cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Phòng bệnh tiêu chảy ở trẻ
•Nuôi con bằng sữa mẹ.
•Cho trẻ ăn bổ sung đúng và hợp lý, đảm bảo vệ sinh khi chế biến, bảo quản, dùng nguồn nước sạch, thực phẩm sạch và tươi không bị nhiễm khuẩn hoặc hóa chất bảo vệ thực vật.
•Rửa tay bằng xà phòng: Sau khi đi vệ sinh, thay tã lót cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, cho trẻ ăn, chăm sóc trẻ.
•Sử dụng hố xí hợp vệ sinh, xử lý an toàn phân trẻ nhỏ bị tiêu chảy.
•Tiêm phòng sởi: trẻ mắc các bệnh sởi hoặc sau khi khỏi do mắc tiêu chảy, lỵ nặng dẫn tới tử vong. Tiêm vắc-xin sởi có thể phòng ngừa được 25% số ca tử vong liên quan tiêu chảy trẻ dưới 5 tuổi.