Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa 59 Khương Trung cho biết:
Bệnh lậu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe bà bầu. Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, vi khuẩn có khuynh hướng ưa thích tế bào mô bì trụ ở niệu mạc đường tiết niệu, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhiễm đến để thực bào.
Từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm và được thoát ra ngoài theo nước tiểu. Nếu đi tiểu thấy màu trắng hơi vàng gọi là tiểu ra mủ. Vi khuẩn tiếp tục phát triển và đi dọc theo chiều dài của niệu đạo, đi đến đâu gây viêm đến đó; viêm ống dẫn trứng, buồng trứng ở nữ giới và là nguyên nhân gây
vô sinh. Thai phụ mắc bệnh lậu cũng tăng khả năng bị mắc thêm chứng nhiễm trùng đường tiểu.
Nếu mắc bệnh do quan hệ tình dục qua đường miệng sẽ gây đau họng, nuốt đau và sưng đỏ vòm họng, amidan. Nếu vi khuẩn lan truyền vào mắt do tiếp xúc, mắt có thể bị viêm, đau, sưng đỏ…và lậu mắt có thể gây mù.
Nếu quan hệ đường hậu môn, thai phụ sẽ cảm thấy bị đau, ngứa ngáy hậu môn mỗi lần đi tiêu.
Ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi
Nhóm thai phụ mắc bệnh lậu có nguy cơ cao về sảy thai, nhiễm trùng ối hoặc chuyển dạ sớm. Trong quá trình chuyển dạ, nếu mẹ mắc bệnh lậu thì vi khuẩn của bệnh có thể truyền sang cho bé. Bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến mắt của bé sơ sinh, nếu không được điều trị, bé có thể bị mù. Ngoài ra, bệnh lậu từ mẹ có thể ảnh hưởng đến các phần khác trên cơ thể bé như nhiễm trùng máu, nhiễm trùng khớp gối và chứng viêm màng não.
Biến chứng ở mắt trẻ bị nhiễm bệnh lậu.
Mối nguy nếu bệnh lậu không được điều trị
Nếu không được chữa trị, vi khuẩn lậu sẽ tấn công vào tử cung, ống dẫn trứng, gây nên các chứng bệnh thuộc khung xương chậu. Triệu chứng điển hình là đau bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ; ra máu âm đạo, sốt và nôn. Trường hợp mắc bệnh lậu ngoài giai đoạn có thai, vi khuẩn lậu sẽ đe dọa ống dẫn trứng, dẫn tới những cơn đau khung xương chậu, giảm khả năng sinh sản. Một số trường hợp, bệnh còn dẫn tới nguy cơ
mang thai ngoài tử cung (sau này, khi bạn có thai).
Trường hợp hiếm, vi khuẩn lậu sẽ di chuyển vào mạch máu. Triệu chứng điển hình khi đó là sốt, ớn lạnh, đau da, đau háng. Cũng có khi, bệnh lậu sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan, tim, gây nên hiện tượng viêm màng não. Điều trị lậu trong thai kỳ.
Khi có quan hệ tình dục với người mắc bệnh lậu hoặc có những tiếp xúc với các vật dụng có nhiễm cầu lậu trong quá trình mang thai (như dùng chung khăn tắm với người mắc bệnh lậu), bạn nên sớm đến gặp bác sĩ chuyên khoa để khám chữa, vì đây là bệnh rất nguy hiểm ở phụ nữ và đặc biệt là với phụ nữ có thai. Nếu bạn để đến lúc thai được 6 tháng, thời gian lâu như vậy sợ bệnh sẽ ngày một trở nên nặng, gây nguy hiểm đến thai nhi, và cũng khó điều trị khỏi sớm.
Lậu có thể được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh – loại an toàn dành cho bà bầu. Nếu thai phụ vừa mắc lậu, vừa mắc kèm theo một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, như chứng
bệnh Chlamydia thì bác sĩ sẽ điều trị đồng thời 2 bệnh. Phụ nữ mang thai bị bệnh lậu không nên đi nạo thai. Vì vết thương do nạo thai để lại sẽ tạo điều kiện và cơ hội để khuẩn cầu đôi gây bệnh lậu xâm nhập vào cổ tử cung, từ đó gây viêm nhiễm khoang chậu và cơ quan nội tạng, thậm chí dẫn đến vô sinh. Cần thăm khám ở bác sĩ thường xuyên sau khi được điều trị bằng kháng sinh để đảm bảo rằng vi khuẩn lậu đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Phòng tránh bệnh lậu trong thai kỳ. Dù có được khám và điều trị kịp thời thì bệnh lậu cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ, vì vậy phòng bệnh vẫn là cách tốt nhất.
Các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám đa khoa 59 Khương Trung đưa ra lời khuyên: Để có một cuộc sống hạnh phúc, bạn cần biết trân trọng sức khỏe của bản thân ! Muốn làm được điều đó, bạn cần lập kế hoạch kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh lậu có như vậy bạn mới đảm bảo được một cuộc sống hạnh phúc. Nếu bạn có nhu cầu muốn tư vấn, bạn hãy gọi điện tới số điện thoại 0438 288 288 hoặc kích vào phần tư vấn trực tuyến của trang web này.