Nguy hiểm của bệnh lý rau bong non
tuvansuckhoe365 > 05-08-2013, 02:37 AM
Cachchuabenh.net - Rau bong non là rau bám đúng vị trí bình thường của nó (ở thân và đáy tử cung) nhưng bị bong trước khi sổ thai ra ngoài. Đây là một cấp cứu sản khoa xảy ra vào 3 tháng cu.. [..]
1.Nguyên nhân
Nguyên nhân sinh bệnh của rau bong non còn chưa xác định được chính xác, có nhiều yếu tố liên quan đến bong rau bất ngờ như: bệnh mạch máu, cao huyết áp mạnh tính, tăng huyết áp do thai nghén, sang chấn vùng tử cung, những bất thường tử cung, vấn đề dinh dưỡng do thiếu acid.
2. Triệu chứng
Triệu chứng lâm sàng có thể khác nhau tùy theo thể nặng nhẹ. Trong trường hợp điển hình, ta có thể thấy những triệu chứng sau:
2.1. Triệu chứng cơ năng
Dấu hiệu choáng nhẹ hoặc nặng, da xanh, niêm mạc nhợt, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp hạ. Đau bụng vùng bụng dưới, lúc đầu đau theo từng cơn, các cơn đau ngày càng nhiều hơn và sau đó là đau bụng liên tục
2.2. Triệu chứng thực thể
Trương lực cơ bản của tử cung tăng lên, tử cung gần như co liên tục, khoảng cách giữa các cơn co tử cung rất ngắn, trong rau bong non thể nặng thì tử cung co cứng như gỗ.
Sờ nắn khó thấy các phần thai vì tử cung có cứng.
Nghe tim thai thấy các dấu hiệu suy thai (tim nhanh hoặc tim chậm), tim thai có thể mất trong thể nặng hoặc trung bình.
Thăm âm đạo thấy đầu ối căng, bấm ối có thể thấy nước ối lẫn máu.
Dấu hiệu toàn thân đôi khi không phù hợp với số lượng máu chảy ra ngoài âm đạo.
3. Cận lâm sàng
Có thể thấy protein trong nước tiểu với mức độ rất cao.
Siêu âm thấy hình ảnh huyết khối huyết tụ khác biệt với bánh rau và cơ tử cung.
4. Biến chứng
-Choáng chảy máu.
- Rối loạn đông máu nặng nhất là tiêu sợi huyết.
-Hoại tử các tạng khác do nhồi huyết và thiếu máu, nguy hiểm nhất là suy thận.
5. Xử trí:
5.1. Rau bong non thể ẩn và thể nhẹ
- Nếu chẩn đoán được trước đẻ, nên chủ động mổ lấy thai để cứu con và phòng biến chứng nặng hơn cho mẹ. Nếu chỉ đoán được sau đẻ, thực hiện các biện pháp dự phòng rối loạn đông máu.
- Để bệnh nhân nằm yên, sưởi ấm, làm các xét nghiệm đánh giá chức năng đông máu. Cho các thuốc có tử cung và theo dõi chảy máu để xử lý kịp thời.
5.2.Rau bong non thể trung bình
-Nếu ối còn( không nên bấm ối) hay đã vỡ, thai còn sống nên mổ cấp cứu lấy thai để cứu con và tránh cho mẹ bị biến chứng nặng thêm, vì bệnh lý rau bong non tiến triển rất nhanh. Sau khi mổ lấy thai tùy tổn thương tử cung mà bảo tồn hay cắt tử cung bán phần để cầm máu.
- Bồi phụ máu: hồng cầu, tiểu cầu…
- Chống choáng: do mất máu, đau và những tác động của sản khoa. Dùng các thuốc chống choáng, giảm đau, an thần.
5.3.Rau bong non thể nặng
-Thái độ xử trí: khẩn trương, dùng các biện pháp kết hợp để cứu mẹ.
- Ngoại khoa: mổ lấy thai cấp và cắt tử cung bán phần thấp dù thai đã chết.
- Nếu có chảy máu nặng nên chủ động thắt động mạch hạ vị để hạn chế chảy máu.
- Bồi phụ đủ khối lượng tuần hoàn đã mất, bằng khối hồng cầu
6. Chăm sóc sau đẻ
Cần theo dõi cẩn thận tình trạng huyết động, chống suy thận, truyền máu, truyền dich…
Chú ý: Rau bong non là một cấp cứu sản khoa rất nguy hiểm cho cả mẹ và con. Nếu bạn có thắc mắc về bệnh lý rau bong non hãy gọi điện đến tổng đài tư vấn sức khỏe 19008909 để nhận được sự tư vấn cụ thể.