Bệnh lậu là một trong các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Bệnh đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ bởi chị em có khả năng lây bệnh cao hơn so với nam giới và bệnh lại không có triệu chứng điển hình, thường âm thầm phát triển cho tới khi trở nặng mới có biểu hiện ra ngoài. Để biết mình có bị lậu hay không, cách tốt nhất khi bạn có quan hệ tình dục không an toàn, sau đó vài ngày có biểu hiện bất thường ở đường tiểu thì nên đi làm xét nghiệm để bác sỹ chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời. Sau đây các chuyên gia sẽ cho các bạn biết dấu hiệu của bệnh lậu để phát hiện và điều trị kịp thời khi mới mắc bệnh.
Dấu hiệu bệnh lậu:
1. Hạch bạch huyết hai bên bẹn sưng to, ấn vào thấy đau.
2. Do bị viêm nhiễm một lượng lớn liên cầu lậu và dịch mủ chảy không ngừng ở miệng niệu đạo, đã làm cho miệng niệu đạo mở rộng ra. Dùng tay ấn vào gốc dương vật, đẩy ra theo hướng chảy của đường tiểu thì sẽ quan sát thấy dịch mủ dính bên trong chảy ra ngoài.
3. Niệu đạo bị đau, khi đi tiểu cảm giác đau rõ ràng hơn, chuyên gia Thiên Tâm chỉ ra, người bị bệnh lậu đau nhất là khi bắt đầu tiểu, bởi mỗi lần đi tiểu thì thấy đau, nên không dám đi tiểu, ngoài ra còn có hiện tượng đi tiểu bị đứt quãng.
4. Miệng niệu đạo sưng đỏ, ngứa và đau nhẹ, sau đó có dịch dạng mủ chảy ra ngoài, người bị nặng sẽ có hiện tượng tiểu khó. Sau 24h, đầu dương vật và một phần niệu đạo sẽ bị sưng đỏ, dịch trong niệu đạo ra mỗi lúc nhiều hơn. Sau khi nhiễm bệnh vài ngày, lậu cầu sẽ xâm nhập vào toàn bộ niệu đạo, gây ra hiện tượng chảy mủ ở niệu đạo.
5. Dương vật thường bị đau và hay cương cứng, thân dương vật hơi đau, nhiều khi dương vật cương lên không phải xuất phát từ ham muốn tình dục. Đồng thời hạch bạch huyết ở bụng bị viêm, đau, có thể phát sinh bệnh viêm tuyến tiền liệt cấp tính, viêm tinh nang cấp tính, viêm mào tinh hoàn cấp tính... ngoài ra bệnh nhân có biểu hiện đau lưng, mỏi lưng, đau ở cơ quan sinh dục và cơ quan phụ cận, phóng tinh bị đau, thậm chí còn có hiện tượng phóng tinh ra máu, người bị nặng sẽ có cảm giác toàn thân ớn lạnh, sốt.
6. Sau khi bị
viêm niệu đạo cấp tính từ 1- 3 tuần, thì biểu hiện bệnh giảm nhẹ, dịch mủ chảy ra it hơn. Sau 6 tuần dịch chảy ra từ niệu đạo hoàn toàn biến mất, nếu như bạn nghĩ rằng bệnh tự khỏi thì đó là sai lầm lớn nhất của bạn. Bệnh không khỏi, và chuyển sang giai đoạn nặng hơn đó là giai đoạn bệnh mạn tính. Trong giai đoạn bệnh mạn tính, nếu như quan hệ tình dục quá nhiều, uống rượu hoặc lao động quá sức thì bệnh lại có biểu hiện trở lại của giai đoạn cấp tính. Do tình trạng viêm bị tái đi tái lại nhiều lần, thì sẽ gây ra sẹo làm hẹp miệng niệu đạo.