Người Châu Á nói chung và người Việt Nam có phong tục, tập quán và quy định riêng trong những ngày tết. Ngoài
mâm ngũ quả ngày tết, quà tặng, thức ăn thì còn rất nhiều thứ cần phải cẩn trọng. Dưới đây là những điều đặc biệt kiêng kị trong những ngày đầu năm mới.
- Không quét nhà ngày mùng Một Tết: Có rất nhiều cách lí giải phong tục này như: chổi làm việc cả năm mà không được nghỉ nên ngày mùng một tết được nghỉ. Một cách lí giải khác theo quan niệm của người Việt đó là quét nhà sẽ mất hết tài lộc ra khỏi nhà.
- Không cho lửa đầu năm: Lửa được coi là may mắn nếu cho đi sẽ mất lộc, làm ăn sẽ thất bại và mất mát. Nếu đi chùa đầu năm nhớ mang theo bật lửa vì không ai cho bạn đâu
- Không cho nước đầu năm: Nước cũng giống như lửa, nó la 2 thành phần trong ngũ hành. Nước là nguồn phát sinh tài lộc, chẳng thế mà dân gian có câu “tiền vào như nước”. Cho nước tức là cắt nguồn tài lộc của mình thực sự là điều không may mắn
- Không ăn món xui: Cũng giống như những ngày đầu tháng âm, những món ăn có mùi thường không được chọn lựa như thịt chó, cá mè, thịt vịt,... sẽ không được lựa chọn đó là những món không tốt lành. Cam cũng là loại
trái cây không được trọng dụng vào ngày này đặc biệt là đối với những người miền Nam bởi có câu "quýt làm cam chịu"
- Không làm đổ vỡ đồ dùng: Không chỉ những ngày tết mà mùng 1, 2 hàng tháng cũng rất kị đổ vỡ . Nó là tín hiệu của sự chia cắt, mất mát và đổ vỡ trong các mối quan hệ, làm ăn. Trong những ngày này phải thật sự cẩn thận và khéo léo.
- Không bất hòa ngày đầu năm: Trong ngày này, để tránh không khí căng thẳng trong nhà, ngay cả trẻ con nghịch ngợm, phạm lỗi cũng sẽ dễ dàng được bỏ qua hơn để cha mẹ không phải cáu giận, quát mắng mà trẻ cũng không khóc lóc, nhăn nhó.
- Không mặc quần áo màu trắng hay đen: Theo quan niệm của người xưa, màu trắng và đen là màu tang tóc, vì vậy, ngày đầu năm không bao giờ được mặc trang phục quá nhiều sắc trắng hay sắc đen. Ngày Tết, người ta ưa chuộng những màu sắc sặc sỡ, tạo nên sự phấn khởi, vui vẻ, đặc biệt được ưa chuộng là hai sắc đỏ, vàng.
- Không vay mượn đầu năm: Ngày đầu năm, người Việt rất kiêng kỵ việc vay mượn, kể cả cho vay hay đi vay, đòi nợ hay trả nợ, dù là tiền bạc hay đồ vật. Đi vay đầu năm là điềm báo sẽ túng thiếu cả năm, cho vay đầu năm sẽ khiến tiền bạc phân tán, đòi nợ đầu năm dễ gây mất hòa khí và khiến người đi đòi cả năm sẽ mệt mỏi chạy theo con nợ, trả nợ đầu năm chẳng khác gì đem lộc nhà ra khỏi nhà.
- Kỵ tang tóc ngày mùng Một Tết: Những nhà có tang không được đi chúc tết mọi người vì sợ mang sự tang thương, điều không may mắn đến cho người khác. Thay vào đó họ thường đi vào ngày 30 tết và hàng xốm, láng giềng sẽ chủ động đến chúc gia đình trong nhừng ngày đầu năm mới.
- Không nói điều xui: Đầu năm chỉ nói những điều tốt đẹp, vui vẻ, may mắn, không khóc lóc, buồn tủi, không nói lại chuyện đen đủi, rủi ro năm cũ.
- Không treo tranh xui: Khi xưa, mỗi dịp Tết đến, ông bà ta thường mua một bức tranh mới về treo để chơi Tết. Những tranh được treo trong ngày Tết thường là tranh mang ý nghĩa tốt đẹp, may mắn như tranh đàn lợn, đàn gà, tranh cậu bé… tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Người ta kiêng không treo những tranh “xui” như tranh đánh ghen hay đi kiện.
- Kiêng mua đồ xui: Dân gian có câu “Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi”, mua gì đầu năm cũng là một việc rất quan trọng bởi nó là món hàng đầu tiên gia chủ mang về nhà. Món hàng mua đầu năm được coi là mua để lấy hên, lấy lộc, bởi “của mua là của được”. Món hàng này mang nhiều ý nghĩa tâm linh hơn thực dụng. Đầu năm kiêng mua dao, thớt, chày, cối… Người ta hay mua muối ngay sáng sớm mùng Một với hàm ý cả năm đậm đà, ý vị.
Trên là những điều kiêng kị bạn cần tránh, quá nhiều phải không nhưng nếu cố gắng chắc chắn nó sẽ không thể làm khó bạn được đâu.
Chúc mọi người có một năm mới nhiều niềm vui và hạnh phúc
>>> Xem thêm: Những món quà tết cấm kị