Những Thói Quen Xấu Ảnh Hưởng Đến Răng Miệng
dangthuy02 > 09-12-2020, 04:10 AM
Trẻ nhỏ có không ít thói quen xấu có thể ảnh hưởng tới sức khỏe cả cơ thể nói chung và sức khỏe răng miệng nói riêng. Các bố, mẹ nếu không để ý và có các biện pháp nhắc nhở trẻ, giúp trẻ bỏ dần các thói quen xấu đó thì sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ sau này.
Hãy cùng Nha Khoa Nha Trang tìm hiểu 9 thói quen xấu ảnh hưởng sức khỏe răng miệng của trẻ để có các biện pháp khắc phục phù hợp cho từng thói quen nhé:
Tật thở miệng (Mouth breath):
- Thường gặp nhất ở trẻ có bệnh về mũi, dị ứng mũi, khiến cho trẻ khó thở mũi và tạo nên thói quen thở miệng. Ban đêm trẻ nằm ngủ cũng thở miệng.
- Thở miệng sẽ làm cho hàm răng trên phát triển về phía trước, hàm răng sẽ bị hô , cung răng hàm trên sẽ nhọn hơn, vẫu ra , khớp cắn sâu và cắn hở (open bite), nhóm răng cửa sẽ không cắn khít được.
- Thở miệng còn làm cho bệnh nhân dễ bị sâu răng hơn, có nhiều răng sâu hơn bình thường (polycaries), vì thở miệng làm khô nước bọt, khô miệng sẽ làm hơi thở hôi, răng ở tình trạng không có nước bọt để rửa sạch sẽ dễ bị sâu và mức độ sâu phát triển nhanh và trầm trọng hơn.
- Điều trị tật thở miệng rất khó, nhất là cha mẹ của bé phải biết và phát hiện sớm. Đầu tiên là phải chửa bệnh về mũi để trẻ không bị nghẹt đường mũi. Ban đêm phải cho trẻ mang hàm tiền chỉnh nha (trainer) do các BS RHM cung cấp. Hàm tiền chỉnh nha giúp cho trẻ cắn hai hàm lại khi ngủ và không thở miệng được. Nếu phát hiện sớm tật thở miệng có thể điều chỉnh được lệch lạc của hàm răng. Tuổi tốt nhất để chỉnh thói quen xấu nầy là từ 9 tuổi đến 15 tuổi. Nếu răng của trẻ đã lệch lạc nhiều thì phải cho trẻ đeo khí cụ chỉnh nha và sau khi đã chỉnh răng lại tốt rồi cũng phải đeo hàm trainer để duy trì.
Lười đánh răng
Đánh răng là việc cần làm mỗi ngày và phải đúng cách. Nhưng trên thực tế, có rất nhiều trẻ em sợ hoặc lười đánh răng, nếu cha mẹ không kiên quyết rèn cho trẻ quen với việc đánh răng thì những trẻ này rất dễ mắc sâu răng và bệnh nha chu. Các bác sĩ nha khoa khuyên rằng: cha, mẹ hay người trông nom các bé nên theo dõi, giám sát việc chải răng của các cháu cho đến khi bé 10-12 tuổi và hỗ trợ các cháu trong việc vệ sinh răng miệng để đảm bảo hàm răng các bé luôn chắc khỏe. Bạn nên nhớ: Nếu con có hàm răng sữa bị sâu, thì hàm răng vĩnh viễn cũng bị ảnh hưởng tương tự.
Tật đẩy lưỡi: (Tongue thrusting)
Tật đẩy lưỡi cũng giống như thở miệng, bệnh nhân không biết mình có tật đẩy lưỡi và thường chỉ do các BS RHM khám và phát hiện. Bình thường lưỡi của bệnh nhân luôn luôn thụt về phía sau , khi hai hàm răng cắn lại, và khi nuốt nước bọt, lưỡi co rút lại phía sau là bình thường. Ở bệnh nhân có thói quen đẩy lưỡi: lúc nào bệnh nhân cũng để lưỡi chen giữa hai hàm răng, và khi nuốt nước miếng thay vì lưỡi rút vào trong thì ngược lại lưỡi đẩy về trước
Ở bệnh nhân có lưỡi to hơn bình thường cũng gây trở ngại cho việc nói chuyện và ăn nuốt của bệnh nhân. Khi có lưỡi to, trẻ sẽ chậm biết nói, dễ bị nói ngọng . Do thể tích lưỡi lớn nên khi nuốt, khi ăn, lưỡi co vào khó hơn là đẩy ra.
Lực đẩy của lưỡi rất mạnh, do đó nếu thói quen xấu nầy tồn tại, nhóm răng cửa sẽ bị đẩy về phía trước, bệnh nhân sẽ bị vẫu cả hai hàm, cắn hở nhóm răng cửa và muốn cắn phía trước sẽ không được, thí dụ cắn hột dưa, bệnh nhân phải dùng răng trong mới cắn được.
Dùng các vật nhọn xỉa răng
Nếu có thói quen sử dụng các vật cứng, vật nhọn xỉa răng lâu ngày sẽ làm các răng bị hở, bị thưa hay làm trầy xước nướu răng và gây tụt nướu ở các kẽ răng.
Nếu dùng tăm, nên dùng tăm xỉa răng có đầu nhỏ vừa với kẽ răng và tương đối mềm để tránh tổn thương nướu răng. Nếu bị vắt thức ăn ở kẽ răng, nên dùng chỉ tơ nha khoa làm sạch và loại bỏ các mảng bám răng, nên hạn chế sử dụng tăm xỉa răng.
Mút ngón tay
Mút ngón tay là một phản xạ tự nhiên giúp cho bé phát triển cơ và hàm. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này tiếp tục xảy ra sau thời kỳ mọc răng sữa và kéo dài, sẽ trở thành một thói quen xấu. Ngoài việc đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào, mút tay có thể đẩy các răng phía trước ra ngoài gây "hô răng" và làm sai khớp răng, gây mất thẩm mỹ cho gương mặt của trẻ.
Tật nghiến răng:
- Tật nghiến răng xảy ra thường xảy ban đêm ở các lứa tuổi, người lớn và trẻ em đều có thể mắc phải. Tật nghiến răng là do căng thẳng thần kinh, người lớn bị stress do công việc ban ngày và kéo dài trong đêm, thần kinh vẫn còn căng thẳng. Học sinh, sinh viên bị áp lực học tập và thi cử nặng nề ảnh hưởng làm căng thẳng thần kinh trong lúc ngủ cũng bị tật nghếin răng.Còn ở trẻ em, có thể do bị ký sinh trùng đường ruột, do sán, lãi kim, làm cho cơ thể trẻ luôn bị bứt rứt khó chịu.
- Hậu quả của tật nghiến răng là răng 2 hàm sẽ bị mòn, nếu bệnh nhân nghiến răng trong thời gian dài, các mặt răng sẽ bị mòn nhẵn gây ê buốt khi ăn thức ăn lạnh, chua quá, hay ngọt quá đều làm cho bệnh nhân đau. Lực nghiến răng thường rất mạnh, do trong lúc ngủ là vô thức, bệnh nhân không biết được là mình đang nghiến răng chỉ có người ngủ bên cạnh mới nghe được tiếng ken két của 2 hàm răng chạm nhau. Lực nghiến răng lâu ngày còn ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm (TMJ: temporo-maxilary joint) làm bệnh nhân thường xuyên đau khớp nhai rất khó chịu. Càng để lâu chấn thương trên khớp không thể hồi phục, khớp bị mòn, dây chằng các cơ nhai bị dãn ra và bệnh nhân sẽ bị sai khớp khi há miệng lớn hoặc khi ngáp. Bệnh nhân có khớp nhai bị lỏng thường bị sai khớp vào ban đêm, khi ngáp há miệng to và hàm dưới bị trượt ra ngoài, bệnh nhân không cắn lại được mà phải vào cấp cứu để đẩy hàm dưới trở vào khớp.
Ngậm khi ăn
Thói quen này thường có ở các bé khi mới mọc răng và các bé biếng ăn. Ngậm thức ăn quá lâu, thức ăn trong miệng sẽ bị chuyển hóa thành đường, từ đó bám vào răng, gây sâu răng. Hơn nữa việc ngậm thức ăn lâu sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong thức ăn không được cơ thể hấp thụ đủ, gây suy dinh dưỡng, gầy yếu.
Các mẹ nên cho bé ăn thành nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít và đổi thực đơn thường xuyên để kích thích trẻ ăn nhiều.
Nuốt kem đánh răng
Kem đánh răng cho trẻ thường có mùi thơm, vị ngọt, các bé lại chưa hiểu nên khi đánh răng rất dễ nuốt vào. Điều này vô cùng có hại cho hệ tiêu hóa và sức khỏe răng miệng của trẻ. Trẻ có thể mắc bệnh dư thừa Flo với các triệu chứng như chấm nâu hay trắng khác thường trên răng trẻ.
Lời khuyên bác sĩ:
- Rèn luyện cho trẻ thói quen đánh răng sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
- Dùng kem đánh răng có chất fluor ngừa sâu răng.
- Hạn chế các thức ăn có đường và thức ăn ngọt, hạn chế ăn quà vặt.
- Nên ăn nhiều trái cây tươi và rau xanh giúp làm sạch răng nướu.
- Tập thói quen đi khám răng miệng định kỳ, điều trị sớm các bệnh răng miệng và dự phòng các lệch lạc về răng và hàm.