Buồn chán, bi quan, dễ mệt mỏi, không quan tâm đến bất cứ điều gì, đó là những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Khi bị trầm cảm kéo dài, người bệnh rất dễ dẫn đến hành vi tiêu cực", Bác sĩ Hoàng Nam- Khoa Tâm thần, BV Bạch Mai cho biết.
Tất cả chúng ta đều đôi khi thấy buồn hay u ám trong phút chốc, và cũng là một điều rất đỗi bình thường khi bạn đau khổ trước một tình huống buồn bực nào đó, chẳng hạn như mất mát người thân trong gia đình, mất việc, hay li dị. Với hầu hết mọi người, cảm giác buồn bã và chán nản giảm dần theo thời gian. Tuy nhiên, nếu những cảm giác kéo dài trên 2 tuần và bắt đầu cản trở đời sống thường nhật, có thể điều gì đó nghiêm trọng hơn cảm giác chán đời thông thường đã xảy ra. Đó là dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Người trầm cảm có thể thấy tuyệt vọng, vô dụng và tự đổ lỗi cho mình về những cảm giác này. Họ có thể suy sụp tinh thần, không tham gia vào những hoạt động thường ngày nữa, rút lui khỏi gia đình và bạn hữu, thậm chí có người còn nghĩ đến cái chết hay tự sát vậy cần lựa chọn
liệu pháp tâm lý chữa trầm cảm nào?
Nguyên nhân nào gây ra trầm cảm?
Nguyên nhân của bệnh trầm cảm đích xác của trầm cảm chưa được biết rõ. Các yếu tố di truyền, môi trường và mất cân bằng về hóa học có thể là những yếu tố nguy cơ liên quan đến trầm cảm (tại Hoa Kỳ, phụ nữ có nguy cơ bị trần cảm gấp hai lần nam giới). Phụ nữ có khuynh hướng dễ bị trầm cảm hơn có thể do tác dụng của những thay đổi về nội tiết tố. Tuổi cũng là một yếu tố. Trầm cảm có thể bắt đầu ở mọi tuổi, tuy nhiên
tác hại của bệnh trầm cảm, tuổi trung bình để xuất hiện là vào khoảng nhóm tuổi 20. Tính di truyền và những bệnh tật trước đó có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện trầm cảm.