Trước tiên, nói một chút về “quả trứng gà” ở Nhật. Người Nhật họ rất thích ăn trứng gà, và ăn rất nhiều là đằng khác. Họ cũng có rất nhiều món ăn được chế biến từ trứng. Có một điều đã khiến tôi khá bất ngờ là trứng gà ở Nhật tính ra giá thì cũng ngang bằng, thậm chí có thể rẻ hơn cả trứng gà ở Việt Nam. Như vậy, so với mặt bằng giá cả ở Nhật thì trứng gà có thể nói là … siêu rẻ. Tôi cũng từng nhiều lần chém gió chuyện này với những người Nhật, và có một hôm, có anh người Nhật bảo lại với tôi rằng: “Như thế cũng có thể coi là trứng ở Việt Nam là … siêu đắt (so với mặt bằng giá cả chung) còn gì“. Uhm, cũng đúng
Nhưng thôi, tạm gác qua chuyện giá cả, ta đi vào một vấn đề khác quan trọng không kém: đó là “thời hạn sử dụng“. Thời hạn sử dụng của trứng có thể được in
Máy in phun date công nghiệp cho nhanh
Ở Việt Nam thì tôi chưa từng thấy ở đâu bán trứng gà mà có ghi kèm hạn sử dụng cả không biết trong siêu thị thì có không nữa thật sự thì tôi chưa từng để ý bao giờ Chắc lần sau đi siêu thị thì cố gắng xem kỹ
Nhưng ở Nhật thì các loại đồ ăn có ghi kèm hạn sử dụng thì là chuyện rất đỗi hiển nhiên. Trứng cũng thế. Thông thường, hạn sử dụng kể từ ngày quả trứng được đẻ ra, là 2 ~ 3 tuần.
Hồi ở Nhật, tôi cũng từng có lần nghĩ về chuyện này, rằng tại sao trứng ở Nhật hạn sử dụng lại ngắn thế, hình như là … “lởm” hơn trứng gà của Việt Nam. Nghĩ như vậy bởi tôi cũng đã nhiều lần gặp phải trường hợp là đi mua hộp trứng 12 quả về, nhưng mà 2 tuần không ăn hết. Quá hạn sử dụng được một hai ngày thì còn tiếc rẻ bỏ ra rán nốt, còn không thì phải vứt đi. Nhà sản xuất trứng gà có thể dùng
Máy in phun date để in date lên trứng.
Và tôi nghĩ rằng rất nhiều người Nhật, hay người nước ngoài sống ở Nhật thì chắc cũng thế. Đồ ăn hết hạn sử dụng thì bỏ đi thôi
Thế nhưng, thật bất ngờ là thực tế với một quả trứng gà bình thường thì thời gian để nó bị hỏng, bị “thối”, là tầm … 4 tháng với điều kiện bảo quản trong tủ lạnh, và … 2 tháng với điều kiện nhiệt độ thông thường.
Vậy là để 2 tháng, 4 tháng vẫn còn ăn được thì tại sao người ta lại ghi hạn sử dụng là có 2 tuần?
Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu về việc trứng bị “thối” trước. Đó là trạng thái mà phần lòng đỏ của quả trứng (phần chứa chất dinh dưỡng của trứng) bị vi khuẩn xâm nhập, và chúng sinh sôi nảy ở trong đó. Trứng gà vốn được cấu tạo để phần “lòng đỏ” này được bảo vệ chắc chắc trước sự xâm nhập của vi khuẩn. Nào là từ cái vỏ vô cùng cứng chắc, rồi là một lớp màng mỏng ngay bên dưới vỏ trứng nữa (cái này không biết gọi là gì, nhưng chắc bạn bóc trứng nhiều thì sẽ để ý có cái này ), và đặc biệt sau đó là lớp “lòng trắng” khá dày đặc. Chính lớp lòng trắng này khiến cho việc vi khuẩn xâm nhập vào lòng đỏ là một chuyện dường như không thể.
Tuy nhiên, cùng với thời gian thì vị trí của phần lòng đỏ trong quả trứng có sự thay đổi. Ban đầu thì phần lòng đỏ nằm ở giữa quả trứng, nhưng càng để lâu thì nó càng “nổi” dần lên trên, tiến sát đến phần vỏ hơn, khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập hơn. Và thời gian để phần lòng đỏ tiến sát đến phần vỏ của quả trứng là tầm 2 hay 4 tháng. Ở trạng thái này thì vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập và khiến trứng bị thối.
Tuy nhiên, có một trường hợp cá biệt, dẫn đến việc người ta phải để hạn sử dụng chỉ là tầm 2 tuần. Đó là việc một quả trứng gà ngay từ lúc sinh ra đã chứa vi khuẩn ở bên trong lòng đỏ (do trong bụng gà mẹ đã có sẵn vi khuẩn, và nó xâm nhập trực tiếp vào lòng đỏ trong quá trình tạo ra trứng).
Với việc nhìn bằng mắt thường thì không thể nào phân biệt được quả trứng nào bị lỗi, quả nào không, thế nên người ta đi đến thống nhất là đề phòng trường hợp vạn nhất mà quả trứng mới được đẻ ra đã mang trong mình vi khuẩn, thì nên lấy thời hạn sử dụng là khoảng thời gian dài nhất mà dù trứng có bị nhiễm vi khuẩn sẵn đi chăng nữa thì dùng để ăn sống cũng không gặp vấn đề gì về sức khoẻ. Nhắc đến ăn sống ở đây bởi vi người Nhật ăn trứng sống rất nhiều. Món cơm trứng sống thật sự là một đặc sản của họ. (klq nhưng mà tôi không ăn được món này )
Còn nếu bạn không dùng để ăn sống, mà rán, hay luộc lên thì thời gian sử dụng còn dài hơn khá nhiều. Bởi ở nhiệt độ trên 70 độ C trong tầm hơn 1 phút thì những vi khuẩn này sẽ chết. Như vậy, kể cả trứng bị nhiễm khuẩn đi chăng nữa thì hết hạn sử dụng được vài ngày, vài tuần, hay thậm chí vài tháng thì vẫn còn ăn được bình thường (trong trường hợp đập ra mà không có mùi gì thôi nhé )
Đến đây, có thể bạn sẽ thắc mắc rằng liệu tỉ lệ mà một quả trứng lúc sinh ra đã rơi vào tình trạng có vi khuẩn như thế liệu cao đến mức nào mà người ta lại phải đưa ra quyết định về thời hạn sử dụng khắt khe như vậy?
Đây cũng chính là điều làm cho nước Nhật trở thành một đất nước thật “tuyệt vời”.
gatten2
Câu trả lời chắc sẽ khiến bạn bất ngờ: 1/30.000
Vâng, 30.000 quả trứng mới có một quả bị như vậy. Nếu giả dụ như mỗi ngày bạn ăn đến 1 quả trứng, thì trung bình phải mất 82 năm bạn mới ăn phải một quả bị “lỗi”. Tức là gần như cả đời người mới gặp một quả (chú ý đây là tỉ lệ mà chương trình người ta đưa ra, có lẽ là tỉ lệ với trứng gà ở Nhật, còn trứng gà ở Việt Nam thì chắc là tỉ lệ sẽ khác )
Vậy mà để đề phòng cho một cái khả năng nhỏ còn “hơn cái móng tay” ấy, người ta đã chấp nhận hạ hạn sử dụng xuống vài tháng. Người Nhật họ coi trọng vệ sinh an toàn thực phẩm như vậy bảo sao tuổi thọ họ lại không cao. Bởi vậy hãy nhìn vào
Mực in phun date được in trên vỏ của từng quả trứng để biết ngày hết hạn nhé.
Như vậy là trứng gà ở Nhật hoá ra cũng không phải là “lởm” hơn trứng gà của Việt Nam như tôi từng nghĩ.
Con số thời hạn sử dụng 2 tuần khi trên bao bì một hộp trứng gà ở Nhật thực tế là thời hạn quả trứng đảm bảo vệ sinh an toàn khi ăn sống, kể cả trong trường hợp từ lúc sinh ra đã có vi khuẩn đi chăng nữa. Còn bình thường đối với người Việt như mình, không dùng để ăn sống mấy, và nghĩ rằng mình cũng chẳng “đen” đến mức gặp phải cái tỉ lệ 1/30.000 như ở trên thì cứ để quá hạn vài ba tuần, cả tháng cũng chả sao. Thậm chí chương trình Gatten còn giới thiệu việc trứng để lâu dùng chế biến món ăn còn … ngon hơn cả trứng mới nữa
Nghĩ lại cũng thấy tiếc khi xưa cũng có lần phải bỏ đi vì trứng quá hạn sử dụng
Chia sẻ