Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu làm sao khi bị mắc xương cá
dakhoahoancau198 > 01-20-2021, 01:36 AM
Bị hóc xương cá là một tai nạn xảy ra khá phổ biến và thường xuyên với tất cả mọi người. Có một số trường hợp dễ dàng được xử lý và khỏi nhanh khi bị hóc xương, cũng có những trường hợp gặp phải những biến chứng nguy hiểm do không được xử lý đúng cách. Vậy, hóc xương cá nguy hiểm ra sao, nên làm gì khi bị hóc xương cá,…hãy cùng nhau tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.
Hóc xương cá - tai nạn thường gặp trong ăn uống hàng ngày
Cá là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày và là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, khi ăn cá, nếu không cẩn thận sẽ rất dễ bị hóc xương. Sự cố này hoàn toàn có thể xảy ra với cả trẻ nhỏ và người lớn.
Hóc xương cá nguy hiểm như thế nào?
Khi bị hóc xương cá, nếu dị vật chỉ là một chiếc xương tơ, có kích thước nhỏ và mảnh thì hầu như sẽ không gây nguy hiểm và để xử lý cũng rất đơn giản. Tuy nhiên, nếu đó là một chiếc xương cá to, sắc, đâm sâu vào vùng niêm mạc thì nó có thể gây ra rất nhiều nguy hiểm cho người bị hóc xương.
Hóc xương cá nếu không được chữa trị nhanh chóng và đúng cách có thể gây ra những hậu quả như sau:
Khó thở: Hóc xương cá thường vướng ở khu vực ngã ba giao nhau giữa thực quản, thanh quản và phế quản, sẽ cản trở không khí lưu thông vào phổi dẫn đến khó thở.
Vướng víu – cản trở ăn uống: Xương cá mắc vào cổ gây đau nhức, khó chịu, có cảm giác vướng đặc biệt khi nuốt thức ăn hoặc uống nước, làm người bệnh chán ăn, mệt mỏi.
Viêm loét ống tiêu hóa: Khi xương cá găm vào ống thực quản, dạ dày hoặc ruột non quá lâu sẽ làm cho dịch tiết dạ dày ăn mòn và vi khuẩn bắt đầu tấn công dẫn đến tình trạng viêm loét.
Tổn thương nội tạng: Hóc xương cá để lâu ngày không chữa trị triệt để có thể bị lọt vào bên trong hệ tuần hoàn và di chuyển đến các cơ quan khác dẫn đến nhiều biến chứng như: Áp xe phổi, viêm cơ tim hoặc xuất huyết trong, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong.
Cách xử lý an toàn khi bị hóc xương cá với vitamin C sủi
Vitamin C được cho là có tác dụng rất tốt trong việc chữa hóc xương, được nhiều người áp dụng và cho hiệu quả khá tốt. Trong trường hợp bị hóc xương cá, hãy dừng ngay việc ăn uống lại, cho 1 viên C sủi ngậm trực tiếp trong miệng để axit từ trong viên sủi tan dần và ngấm vào thành niêm mạc, giúp thành niêm mạc co giãn tốt hơn đồng thời làm chiếc xương mềm ra và bong khỏi cổ họng, từ đó dễ dàng trôi xuống dạ dày, đồng thời vitamin C cũng giúp giảm đau và kháng viêm cho vùng họng vừa bị tổn thương.
Cách thực hiện đơn giản và có hiệu quả là vậy, tuy nhiên, sẽ có một số hạn chế khi áp dụng phương pháp này, như:
➧ Chỉ áp dụng với những trường hợp bị hóc xương cá nhỏ, mảnh và không đâm sâu vào niêm mạc.
➧ Hạn chế sử dụng cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi vì trong thành phần của viên dạng sủi có chứa các chất tạo hương, tạo màu, chất tạo sủi... không tốt cho trẻ nhỏ khi sử dụng nhiều.
➧ Nếu sử dụng 1 viên không có tác dụng thì không nên cố tiếp tục sử dụng thêm để tránh tiêu thụ quá nhiều vitamin c sủi trong cùng một lúc.
Những điều cần lưu ý khi bị hóc xương
+ Cần phải bình tĩnh, không nên vội vàng. Có thể nhờ người khác kiểm tra cổ họng bằng mắt hoặc sử dụng đèn pin để đánh giá tình trạng hóc.
+ Ngay sau khi bị hóc, nên dừng bữa ăn ngay lập tức. Tuyệt đối không cố chữa theo mẹo hết lần này đến lần khác vì có thể gây tác dụng ngược khiến cho xương đâm sâu hơn vào các tế bào dẫn tới tổn thương bên trong họng.
+ Không nên cố gắng khạc mạnh nhiều lần hay ăn bất cứ thức ăn nào vì muốn đẩy xương xuống nhanh hơn, như vậy có thể sẽ gây ra nghẹn.
+ Không sử dụng ngón tay đưa vào trong cổ họng để mong nôn xương ra. Hành động này có thể không giúp lấy được xương ra mà còn đẩy xương vào sâu bên trong cuống họng.
+ Nhìn chung, tùy theo tình trạng hóc mà có những biện pháp sơ cấp cứu thích hợp, kịp thời. Để đảm bảo an toàn nên nhanh chóng đưa người bị hóc xương đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý đúng cách.
GẮP XƯƠNG CÁ AN TOÀN, NHANH CHÓNG TẠI ĐA KHOA HOÀN CẦU
quy trình gắp xương cá thường diễn ra như sau:
► Bước 1: Nếu bệnh nhân mới bị hóc, tình trạng cấp tính thì cần được sơ cấp cứu tại chỗ nhanh chóng, giúp người bệnh thở dễ dàng hơn, tránh nguy cơ bị ngạt thở.
► Bước 2: Chuyên gia sử dụng đèn để quan sát vùng họng. Nếu không phát hiện ra dị vật, bác sĩ sẽ nội soi tai mũi họng, chụp x-quang,…để phát hiện vị trí hóc xương và mức độ tổn thương.
► Bước 3: Trong trường hợp bệnh nhân bị hóc xương cá ở sâu bên trong cổ họng, cần thực hiện các xét nghiệm máu, kiểm tra tim, phổi để đánh giá sức khỏe chung, chọn lựa phương pháp gắp xương cá phù hợp.
► Bước 4: Tùy thuộc vào vị trí hóc xương, bác sĩ sẽ xịt gây tê, sau đó dùng kẹp gắp hoặc ống nội soi cứng để nhẹ nhàng lấy xương ra khỏi họng, tránh tổn thương các vùng xung quanh.
► Bước 5: Sau khi gắp xương xong, bệnh nhân sẽ được sát trùng vết thương, nghỉ ngơi tại phòng hồi sức để theo dõi và kê đơn thuốc chống nhiễm trùng, giảm đau.
Quy trình khám và gắp xương cá tại Hoàn Cầu đảm bảo an toàn, nhanh chóng, được các bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm thực hiện, có làm việc cả trong và ngoài giờ hành chính,… giúp tình trạng bệnh được xử lý kịp thời, bệnh nhân sẽ tránh gặp phải các biến chứng nguy hiểm, sức khỏe mau chóng được hồi phục.
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
Địa chỉ: 80 - 82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5
Hotline: 028 3923 9999
Thời gian làm việc: 8h – 20h tất cả các ngày trong tuần (bao gồm lễ, tết, Chủ Nhật)
Website Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu
Xem thêm chi tiết tại: https://giadinh.net.vn/song-khoe/phong-k...107076.htm