Những người bị hôi miệng muốn biết làm thế nào để có được loại bỏ hơi thở hôi. Dưới đây là một số biện pháp có thể làm tại nhà để ngăn chặn hoặc để
loại bỏ hôi miệng.
Chữa hôi miệng đúng cách tại nhà
- Thực hành tốt vệ sinh răng miệng bao gồm:
- Đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có chứa fluoride
- Đánh răng sau bữa ăn,
- Chải lưỡi
- Thay thế bàn chải đánh răng của bạn 2-3 tháng/lần
- Sử dụng chỉ tơ nha khoa thường xuyên,
- Răng giả nên được tháo ra vào ban đêm và làm sạch kỹ lưỡng trước khi được đặt trong miệng của bạn
- Đến khám nha sĩ định kì ít nhất 6 tháng/ lần
- Ngưng hút thuốc lá / các sản phẩm thuốc lá nhai
- Giữ miệng ẩm bằng cách:
- Uống nhiều nước
- Nhai kẹo cao su không đường hay kẹo cứng để kích thích sản xuất nước bọt.
- Tránh các loại thực phẩm như hành, tỏi có thể gây hôi miệng.
- Nước súc miệng có thể giải quyết hôi miệng một cách tạm thời, nhưng nó không thể điều trị nguyên nhân chính gây ra hôi miệng.
- Biện pháp khắc phục hôi miệng bằng các thực phẩm tự nhiên bao gồm nhai bạc hà hoặc mùi tây.
Chữa hôi miệng tại phòng khám
Khi đã thực hiện tốt, đầy đủ các bước chăm sóc vệ sinh răng miệng tại nhà trên mà tình trạng hôi miệng vẫn chưa được cải thiện. Ta có thể nghĩ đến phương án điều trị y tế cụ thể
- Điều trị y tế cụ thể để chữa hôi miệng phụ thuộc vào nguyên nhân gây hôi miệng (Tham khảo bài viết
Hôi miệng do đâu?)
- Đối với hôi miệng do vấn đề răng miệng, ngoài các bước vệ sinh răng miệng tại nhà. Nha sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ tất cả các nguyên nhân về răng miệng mà có thể gây hôi miệng ví dụ: sâu răng, răng viêm tủy, viêm lợi, chất hàn thừa, phục hình răng sai quy cách...
- Đối với bệnh nhân bị hôi miệng do khô miệng, nước bọt nhân tạo có thể được sử dụng theo chỉ định của nha sĩ.
- Nha sĩ cũng có thể chỉ định kem đánh răng và nước súc miệng đặc biệt để có thể cải thiện triệu chứng hôi miệng.
- Thực hiện theo tất cả các hướng dẫn được chỉ định bởi các nha sĩ hoặc bác sĩ, và sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng theo hướng dẫn.
- Nếu nha sĩ của bạn xác định rằng bạn hôi miệng không phải nguyên nhân từ răng miệng, thì bạn có thể được giới thiệu đến một bác sĩ để tìm nguyên nhân gây hôi miệng. Có thể là nguyên nhân do dạ dày, tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh dinh dưỡng... thì bác sĩ sẽ giúp bạn chữa hoặc làm ổn định tình trạng bệnh để các bệnh này không thể tiếp tục gây hôi miệng nữa.
- Chăm sóc răng miệng tốt, khám răng thường xuyên, ngừng hút thuốc lá và tránh các loại thực phẩm có mùi nhất định sẽ ngăn chặn được hầu hết các trường hợp hôi miệng.
Hôi miệng thường gây nhiều phiền toái khó chịu trong giao tiếp, song thường không phải là một vấn đề y tế nghiêm trọng. Hầu hết các cá nhân bị hôi miệng đều có thể điều trị và loại bỏ các tác nhân gây hôi miệng riêng của họ. Sự phối hợp giữa nha sĩ và bác sĩ sẽ giúp bạn hoàn toàn loại bỏ được sự khó chịu về vấn đề hôi miệng để giúp bạn có được hơi thở thơm tho và luôn tự tin khi giao tiếp.
Tham khảo thêm bài viết:
Cách chữa hôi miệng đơn giản nhất
Theo: phongkhamnhakhoa.com
Tác giả bài viết: BS Ngọc Huyền