Các sản phẩm robot hút bụi thông minh trên thị trường hiện nay với nhiều mức giá thành khác nhau, kiểu dáng tinh tế, nhỏ gọn len lỏi sâu vào nhiều vị trí nhỏ, hẹp, lực hút lớn giúp hút sạch bụi bẩn, bụi mịn,... làm sạch sâu toàn diện mang tới không gian ngôi nhà sạch, thoáng. Vậy bên cạnh những ưu thế có những điểm hạn chế nào?
Đồ điện tử gia dụng sẽ chía sẻ tới bạn qua bài viết dưới đây, có những hạn chế gì để người dùng có những đánh giá, so sánh để chọn mua sản phẩm phù hợp hơn, để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục hiệu quả nhất, phòng tránh gây ra tâm lý khó chịu với người dùng khi sử dụng.
Hạn chế trên robot hút bụi thông minh thường gặp
Bên cạnh những điểm cộng ưu thế riêng mang lại, vượt xa nhiều sản phẩm điện gia dụng khác trên thị trường. Cùng với đó chính là những điểm hạn chế trên thiết bị
robot hút bụi thông minh này để người dùng có thể nắm rõ, tìm được giải pháp khắc phục hiệu quả, vừa đảm bảo làm sạch nhà hiệu quả, vừa không có tâm lý khó chịu trong quá trình sử dụng:
- Hoạt động ồn
+ Độ ồn trung bình thường từ 70 dBA trở xuống
+ Nếu nghe trong thời gian dài từ 1 - 2h thì chắc chắn có thể gây ra nhiều khó chịu
+ Do vậy, nên cài đặt lịch trình vệ sinh để thiết bị hoạt động khi không có ở nhà
- Không thể leo bậc thang
+ Để vệ sinh toàn bộ căn nhà cần phải mang robot di chuyển từ tầng này lên tầng khác.
+ Thích hợp dùng trong căn hộ chung cư
- Hoạt động kém hiệu quả hơn khi sàn nhà bừa bộn
+ Thiết bị làm việc giảm hiệu quả trên bề mặt sàn bừa bộn, như diện tích sàn lớn đồ đạc để bừa bộn hoặc gia đình có con trẻ hay bầy đồ chơi ra sàn nhà
+ Tình trạng này sẽ khiến robot hút bụi sẽ gặp phải tình trạng liên tục va chạm phải vật cản, và khả năng đổi hướng, đi vào các ngóc ngách hẹp sẽ bị suy giảm
- Thời gian làm sạch lâu
+ Cần nhiều thời gian để làm sạch chính là do kích thước khá nhỏ và phải tự động lập trình trong quá trình làm sạch nhờ trang bị công nghệ nhân tạo mà không phải hoạt động như não bộ của con người
- Chi phí đầu tư ban đầu không rẻ
+ Khoản chi phí đầu tư ban đầu khá cao từ 5- 25 triệu đồng cho mỗi robot hút bụi
+ Đi cùng chính là thay phụ kiện sau thời gian sử dụng như là chổi hút bụi, màng lọc khí, chổi quét 6 tháng 1 lần.
+ Pin cũng cần thay thế nếu sau thời gian dài hoạt động
- Lau không sạch như người
+ Cần phải cân nhắc thêm nếu xuất hiện những vết bẩn khó làm sạch thường xuyên trên mặt sàn
- Vệ sinh không thường xuyên, máy móc sẽ bị ảnh hưởng
+ Trung bình từ 2 - 3 tháng nên vệ sinh robot một lần
+ Giúp tránh máy móc bị ảnh hưởng
+ Giúp robot không bị bám bụi bẩn và mang đi khắp nhà