[font=Small Fonts]1. Chảy máu răng[/font]
Chảy máu răng thật chất là hiện tượng xuất huyết của các mô mềm trong khoang miệng khi chúng bị tác động hoặc bị tổn thương. Các vùng mô mềm đó có thể là lợi hoặc dây chằng xung quanh răng. Tùy vào mức độ bị tổn thương mà lượng máu chảy ra cũng sẽ ít hay nhiều.
Nếu bạn xỉa răng làm trúng vào phần nướu hay chải răng quá mạnh làm bàn chải va vào phần nướu thì cũng gây ra chảy máu. Nhưng những trường hợp này thường là chảy ít máu và không quá nghiêm trọng khiến chúng ta phải lo lắng.
Nhưng nếu răng bị chảy máu quá thường xuyên và mỗi lần bị chảy quá nhiều thì bạn không nên xem thường. Vì đó có thể là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm khác bên trong cơ thể mà chưa được phát hiện.
❃❃❃ Xem thêm: Viêm răng lợi là bệnh gì? Ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?
[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/08/chay-mau-rang-min.jpg[/img]
Thường xuyên bị chảy máu răng khiến người ta có cảm giác lo sợ
2.[font=Times New Roman] Viêm nha chu[/font]
Nha chu là phần mô mềm dưới răng. Nha chu bao gồm nhiều bộ phận khác nhau tạo thành như: lợi, xương ổ răng, gai lợi, dây chằng. Tất cả những bộ phận này ôm sát chân răng và mặt dưới ở răng. Có chức năng chính là làm cho răng được vững chắc, để răng có thể nhai thức ăn một cách bình thường.
Nha chu khi khỏe có màu hồng, săn chắc, thơm tho, ôm sát chân răng. Khi nha chu bị viêm thì sẽ có các triệu chứng như nha chu có màu hồng rất nhạt hoặc bị sưng đỏ kèm theo đau nhức. Đôi khi sẽ có thêm tình trạng xuất huyết khi chải răng và có mủ. Cảm giác khác lạ khi ăn nhai. Hơi thở có mùi hôi khó chịu.
Khi tình trạng quá nặng thì sẽ làm cho răng bị lung lay do không có nền móng vững chắc. Viêm nha chu được xem như là một trong những nguyên nhân gây mất răng phổ biến nhất. Đặc biệt, những người lớn tuổi mắc bệnh nha chu thì rất nguy hiểm. Vì nguy cơ bị mất răng thật cao hơn rất nhiều so với người trẻ.
❃❃❃ Xem thêm: Bệnh hôi miệng và những điều bạn nhất định phải biết
[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/08/periodontitis.-min.jpg[/img]
Nha chu là một bộ phận dễ bị tổn thương trong khoang miệng
3.[font=Times New Roman] 3. Tụt lợi răngTụt lợi răng[/font]
Tụt lợi hay còn gọi là teo lợi là một tình trạng này lợi bị rút về phía chân răng. Chân răng lộ ra càng nhiều thì bị tụt nướu càng nặng. Đây là một dạng bệnh nha chu khá phổ biến đối với tất cả mọi người. Thông thường thì tụt nướu có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở các răng mặt ngoài như răng cửa và răng nanh. Đối với răng cối thì ít xảy ra tình trạng này hơn.
Đây là bệnh diễn ra trong âm thầm và không có quá nhiều dấu hiệu để chúng ta nhận biết trong thời gian đầu. Thông thường chúng ta chỉ phát hiện phần lợi bị teo khi chân răng đã lộ ra nhiều. Kèm theo những triệu chứng điển hình như tê buốt chân răng. Gãy răng và mất răng hoàn toàn có thể xảy ra nếu như chúng ta không chủ động chữa trị đúng cách.
❃❃❃ Xem thêm: Mòn cổ chân răng là bệnh gì? Vì sao cổ chân răng lại bị mài mòn?
[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/09/TUT-min.jpg[/img]
Tụt lợi khiến cho răng mất đi tính thẩm mỹ khá nhiều
4.[font=Times New Roman] Răng ố vàng[/font]
Răng bình thường của con người có màu tự nhiên là màu trắng đục như sữa. Màu sắc này có được là do lớp men răng bên ngoài răng. Bên trong lớp men răng là lớp ngà răng. Ngà răng có màu vàng nhạt.
Nếu bạn không biết cách bảo vệ men răng thì chúng sẽ mòn đi. Dần dần lớp ngà răng sẽ lộ ra làm cho răng có màu vàng nhạt. Hay còn gọi là răng bị ố vàng.
Trong thực tế, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm răng mài mòn. Tùy theo nguyên nhân là gì mà chúng ta cũng sẽ có cách tẩy trắng khác nhau.
[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/08/r%C4%83ng-b%E1%BB%8B-%C4%91en-min.jpg[/img]
Răng bị ố vàng là do lớp men răng bị bào mòn
5.[font=Times New Roman] Răng hở lợi[/font]
Răng hở lợi là khi cấu trúc răng và mội không được hài hòa, phần lợi lộ ra nhiều hơn khi cười. Đây không phải là bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nhưng sẽ khiến bạn không thoải mái khi giao tiếp.
Các dạng răng hở lợi thường gặp:
+ Răng hở lợi nhẹ
Là trường hợp khi cười phần lợi nướu sẽ hiện nhiều hơn 3mm, nhưng ít hơn 25% chiều dài của răng.
+ Răng hở lợi trung bình
Là khi cười phần nướu hiện nhiều hơn 25%, nhưng ít hơn 50% chiều dài của răng.
+ Răng hở lợi nặng
Nếu khi cười, phần nướu hiện nhiều hơn 50% nhưng ít hơn 100% chiều dài của răng thì đây là tình trạng hở lợi nặng.
+ Răng hởi lợi nghiêm trọng
Biểu hiện ở trường hợp khi cười phần nướu hiện lên nhiều hơn 100% chiều dài của răng. Thậm chí đôi khi bạn không nhìn thấy răng do nướu che lấp gần hết.
[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/10/Vien-Thanh-Tam-new-600-2020-10-12T165347.279-min.jpg[/img]
Một trong những khuyết điểm lớn của răng
6.[font=Times New Roman] Tiêu xương[/font]
Hiện tượng này xảy ra nếu chúng ta bị mất răng. Bệnh này ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vẻ đẹp của khuôn mặt. Làm suy yếu đi khả năng nhai của răng và cũng gây cản trở cho việc trồng răng giả cho bạn sau này.
Biểu hiện rõ nhất của bệnh này là xương hàm ở nơi răng bị mất bị tiêu biến dần. Xương ổ răng bị mất dần về chiều cao, số lượng, thể tích và mật độ. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả xương hàm trên và xương hàm dưới.
Xương ổ răng thật chất là tổ chức muối khoáng sinh học. Tổ chức này rất dễ bị tiêu hoại khi có vi khuẩn xâm nhập. Hơn nữa xương ổ răng không quá cứng. Cũng là một nguyên nhân khiến cho bộ phận này dễ dàng bị tiêu biến hơn.
Người bị tiêu xương ở răng sẽ có gương mặt nhanh có hiện tượng bị lão hóa, da bị chảy xệ, mặt bị méo và phần nướu teo lại khá nhiều. Xương hàm bị tiêu biến thì khớp cắn cũng bị lệch theo và khả năng ăn nhai cũng suy giảm dần.
[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/08/TIEU-min-1.jpg[/img]Tiêu xương răng do răng bị mất đi
7.[font=Times New Roman] Răng nhiễm kháng sinh[/font]
Răng bị nhiễm kháng sinh có tên gọi khác là răng bị nhiễm tetra. Đây là một loại kháng sinh được sử dụng rất phổ biến. Công dụng chính của loại kháng sinh này là kháng khuẩn và thường được chỉ định cho những người có vết thương hở. Do nhiều nguyên nhân khác nhau như tai nạn hay va chạm mạnh gây xuất huyết trên cơ thể.
Ngoài tác dụng diệt khuẩn, chống gây ra hiện tượng nhiễm trùng. Loại kháng sinh này còn có những tác dụng phụ ảnh hưởng rất tiêu cực lên màu sắc và tính thẩm mỹ của răng. Cho dù là răng của người trưởng thành cũng sẽ bị biến màu nhanh chóng. Tác động xấu đến lớp men răng. Ngoài ra loại chất này cũng làm cho xương chậm phát triển. Nguyên nhân của hiện tượng còi xương ở trẻ nhỏ.
Nếu như bạn bị vàng răng do ăn uống thì răng chỉ có màu vàng không quá đậm và dễ điều trị. Nhưng đối với vàng răng do kháng sinh thì răng sẽ bị chuyển màu đậm hơn và tối hơn rất nhiều. Không thể tẩy trắng răng bằng các phương pháp tẩy trắng thông thường.
❃❃❃ Xem thêm: Bọc răng sứ có nên không? Tác dụng của bọc răng sứ như thế nào?
[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/08/teeth-tetracycline...-min.jpg[/img]
Kháng sinh làm răng chúng ta biến đổi màu
8.[font=Times New Roman] Sưng bọng răng[/font]
ưng bọng răng là một căn bệnh liên quan về viêm nướu lợi thường gặp ở những người lớn tuổi. Người bệnh có biểu hiện sưng bọng ở một hay nhiều chân răng, có thể ở một hoặc cả hai bên hàm răng, thường sưng khu vực xương hàm. Nếu sưng cả hai bên làm cho má sưng to, gây nên những khó khăn trong ăn uống.
Có cảm giác khó chịu, đau nhức, sưng tấy, ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống. Miệng thường xuyên có vị đắng và mùi hôi do vi khuẩn và mủ tích tụ lâu ngày. Bị sốt cũng là một triệu chứng báo động. Bạn phải đến gặp bác sĩ ngay nếu như sưng bọng răng có kèm theo sốt cao.
❃❃❃ Xem thêm: Viêm lợi trùm là gì? Cách điều trị viêm lợi trùm như thế nào?
[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2019/03/sung-min.jpg[/img]
Sưng bọng răng gây đau nhức, khó chịu khi ăn uống
9.[font=Times New Roman] Đau răng[/font]
Đau răng là tình trạng bên trong hoặc xung quanh bề mặt răng trở nên đau buốt. Tùy theo nguyên nhân mà cảm giác đi kèm đau răng sẽ có một chút khác biệt, tuy nhiên có một số cảm giác điển hình mà người bệnh có thể cảm thấy như:
Đau hoặc cảm thấy nướu xung quanh răng đang bị đau của bạn.
Sốt.
Đau nhói khi bạn chạm vào răng hoặc cắn xuống.
Khó chịu khi dùng thức ăn, đồ uống nóng hoặc lạnh.
Bên cạnh đó, không phải cơn đau răng nào cũng kéo dài liên tục. Cơn đau có thể kéo dài hoặc xuất hiện từng cơn, khi nhiệt độ trong khoang miệng thay đổi hay áp lực phát sinh lên răng khi nhai cũng có nguy cơ kích thích cơn đau răng. Ngoài ra, trong một số trường hợp, đau nhức răng có thể xuất hiện mà không cần yếu tố kích hoạt nào.
10.[font=Times New Roman] Buốt răng[/font]
Răng bị buốt hay còn gọi là răng ê buốt hay tê buốt là một dấu hiệu cho thấy răng bạn rất nhạy cảm. Răng bị nhảy cảm do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng về tổng quát chung thì mòn men răng chính là nguyên nhân chính làm cho răng trở nên nhạy cảm.
Lớp men răng là cấu trúc chứa nhiều khoáng chất nhất trong cơ thể người. Đồng thời nó cũng rất cứng. Nhưng một khi men răng đã bị bào mòn thì những nhân tố ở môi trường bên ngoài rất dễ xâm nhập vào tủy răng. Gây nên hiện tượng ê buốt răng.
Răng trở nên ê buốt khi bạn ăn những thức ăn quá nóng hay quá lạnh. Những thực phẩm chua có chứa nhiều thành phần axit cũng làm cho răng bị ê buốt rất khó chịu.
[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/07/r%C4%83ng-bu%E1%BB%91t-min.jpg[/img]
Ê buốt răng gây ra khá nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày
Chủ động đến phòng khám để kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ. Nếu phát hiện sớm và điều trị sớm bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc.
Hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 0933 922 025 để được chúng tôi tư vấn miễn phí ngay bây giờ.
Tự hào là nơi đồng hành cùng hàng triệu nụ cười Việt trong suốt 10 năm hoạt động. Nhằm mang đến cho khách hàng chất lượng và dịch vụ tốt nhất, nha khoa Thanh Tâm không ngừng mở rộng và phát triển về mọi mặt, trở thành địa chỉ nha khoa uy tín hàng đầu hiện nay.
Cung cấp các dịch vụ: bọc răng sứ, niềng răng, chỉnh nha, hàm tháo lắp, cấy ghép implant, tẩy trắng răng,...
[font=Symbol]·[font=Times New Roman] [/font]Website: https://nhakhoathanhtam.com/[/font]- Điện thoại: 0933 922 025
- Email: nhakhoathanhtam717@gmail.com
- Địa chỉ: 717 Hậu Giang, Phường 11, Quận 6, TP. HCM