1. Răng hô
1.1 Răng hô là tình trạng như thế nào?
Răng hô hay còn gọi là răng vẩu là một dạng sai lệch khớp cắn rất phổ biến hiện nay. Có nhiều người bị răng hô vì tình trạng này xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Đây là một dạng sai lệch khớp cắn có nhiều mức độ và trường hợp khác nhau.
❃❃❃ Xem thêm: 3 Kinh nghiệm niềng răng hô đạt hiệu quả cao
[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/09/GK-min-1.jpg[/img] Gương mặt bị mất cân đối và thẩm mỹ khi có hàm răng bị hô nặng
Phân chia theo mức độ
- Răng hô dạng nhẹ: Trường hợp hô dạng nhẹ thường do nguyên nhân là do răng. Răng bình thường hàm trên mọc theo hướng thẳng đứng xuống dưới. Mặt nhai của răng hàm trên chạm vào mặt nhai của răng hàm dưới khi ngậm miệng lại. Răng hàm trên hô nhẹ thì có hướng mọc hơi chệch ra bên ngoài, bao bọc răng hàm dưới khi ngậm miệng lại.
Trường hợp răng hô nhẹ chỉ cần điều chỉnh lại vị trí và hướng mọc của răng. Thì có thể khôi phục được khớp cắn chuẩn. Cải thiện được độ thẩm mỹ cho nụ cười và khuôn mặt.
- Răng hô dạng nặng: Những người có răng bị hô dạng nặng phần lớn là do xương hàm trên phát triển quá mức, nhô ra bên ngoài quá nhiều. Khiến cho răng hàm trên và răng hàm dưới có sự mất cân đối lớn. Cấu trúc xương hàm bị lệch. Khớp thái dương thường hay đau nhức khi ăn nhai.
Răng hô dạng nặng đôi khi vừa do cấu trúc xương hàm vừa do răng mọc sai hướng. Đối với trường hợp này thì cách thức điều trị và chi phí điều trị cũng cao và phức tạp hơn.
Răng hô nặng có những trường hợp phải phẫu thuật xương hàm thì mới hết hô
Phân chia theo trường hợp
Răng hàm trên hô tức là sự phát triển không bình thường của xương và răng hàm trên. Làm cho chúng chìa ra ngoài và bao bọc răng hàm dưới. Đây là một tình trạng mà nhiều người mắc phải.
Đôi môi có cảm giác dày và thô hơn khi người ta bị hô. Khi nhìn nghiêng thì môi chu ra phía trước khá nhiều. Khó khăn khi chúng ta khép miệng ở trạng thái nghỉ ngơi bình thường.
Răng hô do xương hàm thường hay xuất hiện cùng với hiện tượng cười hở lợi. Môi giãn ra khi cười làm cho lợi hàm trên lộ ra nhiều hơn 3mm thì gọi là cười hở lợi.
Răng hàm dưới hô là răng hàm dưới phát triển không bình thường và chìa ra bên ngoài so với răng hàm trên. Dạng sai lệch khớp cắn này người ta còn gọi là răng móm. Người bị móm thì cằm có thể lệch sang trái hoặc phải khi ngậm miệng lại. Gây ra rất nhiều khó khăn trong việc cắn và nhai thức ăn.
Răng hô hàm dưới có những phương pháp chữa trị tương tự như răng hô hàm trên[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/09/SR-min.jpg[/img]
1.2 Cách điều trị răng hô
Trích dẫn:Trích dẫn:a/ Có nên niềng răng bị hô?
Niềng răng được xem là một giải pháp an toàn để điều chỉnh lại khớp cắn cho răng. Hệ thống mắc cài và dây cung giúp chỉnh lại vị trí và hướng mọc của răng. Không gây tổn hại cho răng và các mô mềm trong khoang miệng. Niềng răng không làm cho răng yếu đi như bọc răng sứ. Vì niềng răng không yêu cầu phải mài mòn đi lớp răng thật bên ngoài.
Thời gian niềng răng nhanh hay chậm phụ thuộc vào mức độ vẩu của răng và độ mềm của xương hàm. Tuổi càng nhỏ xương hàm càng mềm thì càng dễ định hình các răng về đúng hướng. Trong thời gian chỉnh nha bạn cần đến phòng khám theo lịch hẹn của bác sĩ để chỉnh lại dây cung và mắc cài. Cũng như phát hiện ra những bất ổn khi niềng răng để kịp thời xử lý.
Người niềng răng trị hô cần phải dùng đến chỉ nha khoa để làm sạch bề mặt răng. Vì thức ăn dễ mắc vào dây cung và mắc cài mà bàn chải đánh răng không thể làm sạch được. Trong thời gian niềng răng nếu không được chăm sóc kỹ thì sau khi lấy mắc cài răng của bạn sẽ xỉn màu đi rất nhiều.
❃❃❃ Xem thêm: Con gái răng hô có xấu không? Cách sở hữu hàm răng đẹp
Người có răng hô cần niềng răng càng sớm càng tốt để nhanh chóng phục hồi khớp cắn chuẩn của mình[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/09/HFJ-min.jpg[/img]
Trích dẫn:Trích dẫn:b/ Bị hô có nên bọc răng sứ
Không phải tất cả các trường hợp răng bị hô đều có thể bọc sứ. Vì mão răng sứ chỉ có thể điều chỉnh lại một ít hướng mọc của răng. Nên chỉ có hiệu quả cho những trường hợp răng bị hô nhẹ. Không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Phương pháp bọc sứ sẽ phát huy được hiệu quả tối ưu hơn với các trường hợp. Như răng hô nhẹ và xỉn màu. Răng hô nhẹ và bị sứt mẻ. Răng hô nhẹ và men răng bị yếu, răng nhạy cảm.
Để có thể tiết kiệm chi phí bọc sứ bạn có thể chọn dòng sứ kim loại. Tuy nhiên dòng sứ này sau một thời gian sử dụng sẽ có hiện tượng đen viền nướu gây mất thẩm mỹ. Dòng răng toàn sứ như Cercon, DD Bio, Lava Plus,… thì không có hiện tượng đen viền nướu, màu sắc cũng sáng bóng và đẹp hơn. Nhưng chi phí cũng sẽ cao hơn dòng sứ kim loại.
Bọc răng sứ vẫn là một giải pháp rất tốt cho những người muốn có một hàm răng đều đẹp trong thời gian ngắn. Đảm bảo an toàn cho sức khỏe và có tính thẩm mỹ rất cao.
❃❃❃ Xem thêm: [Tư vấn] Bọc răng sứ có tác hại gì không?
2. Răng móm
Răng móm được xem là một trong những bệnh lý về răng miệng. Tình trạng này thường gây khó khăn đối với việc ăn uống cũng như ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Chính vì vậy rất dễ khiến bạn cảm thấy tự ti và khó tạo được những mối quan hệ giao tiếp tốt đẹp.
Trích dẫn:[font=helvetica, arial, sans-serif]2.1 Đặc điểm của răng móm[/font]
Răng móm thuộc dạng khớp cắn ngược có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm. Trong trường hợp này hàm dưới sẽ phủ ở ngoài hàm trên. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng có thể do răng hoặc xương hàm dưới quá phát triển.
Khác với những hàm răng thông thường, răng móm thường có những biểu hiện rất rõ ràng:- Nếu nhìn nghiêng môi dưới sẽ chìa hẳn ra so với môi trên gây mất cân xứng.
- Còn có trường hợp cằm chìa hẳn ra trước tạo thành “gương mặt lưỡi cày”.
Trích dẫn:[font=helvetica, arial, sans-serif]2.2 Nguyên nhân dẫn đến răng móm[/font]
Hầu như mọi bệnh lý về răng miệng đều xuất phát từ cả hai nguyên nhân: nguyên phát và thứ phát. Răng móm cũng không ngoại lệ.
Về nguyên nhân nguyên phát (di truyền)
Răng móm thường xuất phát từ sự phát triển không đồng đều giữa xương hàm trên và xương hàm dưới. Lúc này xương hàm trên kém phát triển nhưng răng hàm dưới lại phát triển mạnh. Chính vì vậy gây nên sự xô lệch giữa 2 hàm, không đảm bảo tính thẩm mỹ.
Về nguyên nhân tự phát- Răng bị móm có thể xuất phát từ việc ảnh hưởng bởi tâm lý. Do thói quen đưa hàm dưới ra trước gây nên.
- Cũng có thể xuất phát từ việc rối loạn chức năng tuyến yên. Đây chính là nguyên nhân chính gây ảnh hưởng đến sự phát triển xương hàm dưới.
- Răng móm cũng có thể hình thành do tác động quá mức của lưỡi. Trong trường hợp lưỡi đẩy hàm răng dưới ra trước sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến xương hàm.
Hàm răng móm
2.3 Cách điều trị răng móm
Chỉnh răng móm bằng cách niềng răng đang là giải pháp thịnh hành số 1 thời điểm này. Để sở hữu một hàm răng đồng đều đảm bảo tính thẩm mỹ nhất bạn nên tham khảo qua dịch vụ này nhé. Các địa chỉ nha khoa uy tín chắc chắn sẽ giúp bạn sở hữu một hàm răng mới tuyệt đẹp.
Niềng răng chính là phương pháp sử dụng mắc cài đưa răng về đúng vị trí trên cung hàm. Phương pháp này vừa đạt hiệu quả cao lại vừa an toàn tuyệt đối. Bạn nên nhanh chóng tìm đến các nha khoa uy tín để được thăm khám và tiếp nhận điều trị kịp thời. Càng để lâu thời gian điều trị lại càng kéo dài.
a/ Các dạng mắc cài niềng răng- Sử dụng mắc cài kim loại chi phí sẽ mềm hơn các loại khác.
- Trong khi đó mắc cài khóa tự động sẽ có ưu thế hơn về thời gian. Bạn sẽ không phải đeo niềng răng quá lâu.
- Sử dụng niềng răng dạng mắc cài mặt lưỡi hoặc mắc cài bằng sứ sẽ giúp bạn đảm bảo được tính thẩm mỹ trong quá trình niềng răng.
- Bạn có thể tham khảo qua bảng giá niềng răng tại đây.
Phương pháp niềng răng móm[img=0x0]https://nhakhoathanhtam.com/wp-content/uploads/2020/06/R%C4%83ng-m%C3%B3m-ni%E1%BB%81ng.jpg[/img]
b/ Các giai đoạn niềng răng và hiệu quả
Việc niềng răng ở từng giai đoạn khác nhau chắc chắn sẽ cho ra kết quả khác biệt. Ở lứa tuổi từ 5 đến 10 rất dễ dàng để điều chỉnh được răng. Tuy nhiên vì xương hàm còn mềm nên rất khó để cố định, răng rất dễ dịch chuyển về vị trí cũ. Giai đoạn từ 11 đến 18 tuổi chính là thời điểm hoàn hảo nhất để bạn chỉnh xương hàm đồng đều mà không lo xê dịch. Qua giai đoạn này việc niềng răng sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn nếu bạn muốn đạt được hiệu quả cao.
Tùy theo độ tuổi và tình trạng răng thời gian đeo niềng sẽ có sự khác biệt. Đối với trẻ em việc đeo niềng răng có thể kéo dài từ 9 đến 24 tháng. Thời gian đeo niềng của người lớn sẽ kéo dài hơn từ 1 cho đến 3 năm. Chỉ cần niềng răng tại đơn vị uy tín chuyên nghiệp đảm bảo bạn sẽ cực kỳ hài lòng với hàm răng mới của mình.
[font=Symbol]·[font=Times New Roman] [/font]Website: https://nhakhoathanhtam.com/[/font]- Điện thoại: 0933 922 025
- Email: nhakhoathanhtam717@gmail.com
- Địa chỉ: 717 Hậu Giang, Phường 11, Quận 6, TP. HCM