Giấc ngủ ngon và sâu giấc được đánh giá là rất quan trọng tới sức khỏe của con người. Khi mắc
bệnh mất ngủ sức khỏe sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và có nhiều bệnh lý trong cơ thể liên quan chặt chẽ với mất ngủ.
Vậy các bệnh lý trong cơ thể có mối liên quan như nào với bệnh mất ngủ? Qua bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu về chứng
mất ngủ và mối liên hệ với các bệnh lý khác trong cơ thể. Từ đó tìm biện pháp chữa bệnh mất ngủ một cách hiệu quả nhất.
- Một số bệnh lý như hen suyễn và đột quỵ thường xảy ra vào ban đêm và sáng sớm, bởi giấc ngủ có liên quan đến các hormone và nhịp tim một cách chặt chẽ. Vì thê, khi bị mất ngủ sẽ gây ảnh hưởng tới các bệnh lý này.
>> Biện pháp
chữa bệnh mất ngủ không cần dùng thuốc.
- Diễn biến phức tạp của bệnh động kinh có sự tác động do ảnh hưởng của chứng mất ngủ. Bởi vậy, chứng động kinh và chứng mất ngủ có mối liên hệ qua lại với nhau.
- Một bệnh lý cực kỳ nghiêm trọng có sự liên quan tới giấc ngủ đó là bệnh tai biến mạch máu não. Một giấc ngủ ngăn có tác dụng ngăn ngừa chứng tai biến mạch máu não lan truyền từ 1 phần não sang phần não khác. Nhưng một giấc ngủ sâu sẽ làm tăng tốc độ lan tràn tai biến mạch máu não nhanh hơn qua các phần não khác.
- Hệ miễn dịch và giấc ngủ có liên quan chặt chẽ qua các noron thần kinh điều chỉnh giấc ngủ. Cảm giác buồn ngủ xảy ra ở người bệnh cảm cúm vì hệ miễn dịch sản sinh ra chất chống viêm khiến cơ thể có cảm giác rất buồn ngủ. Vì thế, để chống lại sự tấn công của bệnh thì cơ thể cần được thư gian bằng giấc ngủ để nạp năng lương cho hệ miễn dịch. Tình trạng mất ngủ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới quá trình này.
- Các rối loạn về giấc ngủ thường xảy ra ở hầu hết những người bị rối loạn hệ thần kinh và bị bệnh trầm cảm cũng như bệnh tâm thần phân liệt. Ở những bệnh nhân mắc chứng trầm uất khi bị đánh thức vào sáng sớm thường không thể ngủ lại được. Vì thế, bệnh mất ngủ và các bệnh lý này có mối liên quan tới nhau rất chặt chẽ.
- Một giấc ngủ sâu ngon giấc là liệu pháp hiệu quả cho người bị chứng trầm uất, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây trầm uất ở một số người khác. Giấc ngủ cực sâu có thể khiến bạn gặp phải chứng loạn thần kinh như hoang tưởng và ảo giác. Nhưng giấc ngủ bị gián đoạn có thể là nguyên nhân của bệnh tâm thần ở những người bị trầm uất có tình trạng vui buồn thất thường.
>> Bạn muốn biết điều trị mất ngủ mạn tính hiệu quả như nào?
- Một số bệnh nhân bị bệnh alzhemer, đột quỵ, ung thư và chấn thương vùng đầu thường gặp các vấn đề liên quan tới giấc ngủ. Bởi các thay đổi ở các vùng trong não bỗ và các noron điều chỉnh giấc ngủ hoặc do tác dụng phụ của các thuốc điều trị.
- Ở những bệnh nhân nhập viện hoặc được chăm sóc theo giờ, các lịch trình điều trị hoặc lịch khám có thể làm gián đoạn giấc ngủ. Vậy nên càng làm người bệnh yếu hơn, có thể gây rối loạn và trầm uất.
- Bệnh nhân khó ngủ dễ bị các vết thương và cơn đau hành hạ vì thế cần dùng nhiều thuốc giảm đau hơn. Điều chỉnh tốt giấc ngủ giúp cải thiện sức khoẻ và chất lượng cuộc sống.
Kết luận: Rối loạn giấc ngủ tưởng chừng chỉ ảnh hưởng tới giấc ngủ ngon của bạn, nhưng nó lại có mối liên quan chặt chẽ tới các bệnh lý trong cơ thể. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh đó. Vì thế cần hiểu về những mối liên quan này, để có cách chữa mất ngủ cũng như bệnh lý khác một cách hiệu quả.
(Nguồn internet)