Viêm tai giữa là một trong những bệnh lý rất phổ biến gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thính lực người bệnh. Do đó bệnh cần được phát hiện và điều trị ngay từ giai đoạn cấp tính để tránh gây ra nhiều biến chứng về sau.
Vậy thế nào là viêm tai giữa cấp tính?
Viêm tai giữa cấp tính là gì ?
Viêm tai giữa cấp tính là tình trạng tai giữa bị tổn thương cấp tính bởi virut hoặc vi khuẩn, gây viêm toàn bộ hệ thống tai giữa hòm nhĩ và xương chũm, thường có tạo dịch trong hòm nhĩ.
Viêm tai giữa cấp tính là bệnh lý thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, đứng hàng thứ 2 sau viêm đường hô hấp cấp.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng viêm tai giữa cấp tính: người bệnh mắc bệnh viêm nhiễm đường hô hấp, bị cúm, sởi, viêm amidan, viêm xoang mũi…; do thay đổi áp lực trong môi trường không khí hay ô nhiễm mỗi trường; do cơ địa dị ứng…
Trẻ em là đối tượng dễ bị nhiễm trùng và bệnh viêm tai giữa cấp hơn người trưởng thành bởi lẽ cấu tạo mũi của chúng chưa được hoàn thiện, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng cũng yếu hơn.
Để nhận biết viêm tai giữa, cần chú ý đến những biểu hiện dưới đây:
– Đau nhức tai: Viêm tai giữa cấp tính được biểu hiện bằng những cơn đau dữ dội sâu bên trong và cả bên ngoài tai. Cơn đau có thể lan lên đau cả ở vùng thái dương, cảm giác nhức đầu rõ rệt.
– Chảy mủ lỗ tai: Tai chảy mủ nhiều lần, nặng mùi, rãnh sau tai bị sưng nề, mủ sẽ xuất ngoại sau rãnh tai.
– Sốt: Khi bị viêm tai giữa, các ổ viêm khiến người bệnh có thể bị sốt cao (38 – 39 độ), ớn lạnh
– Ù tai: Đây là triệu chứng điển hình của viêm tai giữa, người bệnh thường phản xạ âm thanh rất kém, thậm chí không có phản ứng hoặc điếc tai.
– Rối loạn tiêu hóa: Biếng ăn, ăn không tiêu, đi phân lỏng nhiều lần
– Viêm họng: Người bệnh có triệu chứng đau rát cổ họng, ho khan nhẹ có đờm có thể do ảnh hưởng từ bệnh viêm tai giữa.
Lời khuyên của chuyên gia: Khi có những biểu hiện trên, hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để khám - kiểm tra kỹ lưỡng và điều kịp thời nhằm tránh những biến chứng nguy hiểm: nhiễm trùng hình vú, lồi xương sau tai, khiếm thính…
Phương pháp điều trị bệnh viêm tai giữa hiệu quả
Hiện nay, tại một số cơ sở chuyên khoa đang áp dụng liệu trình Đông – Tây y kết hợp giúp điều trị viêm tai giữa cấp đạt hiệu quả cao.
→ Về cộng hưởng âm thanh: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu tự nhiên kết hợp điều trị bằng thuốc để tăng hiệu quả điều trị. Kết hợp với sử dụng sóng âm, để kích thích tế bào cảm âm, đánh thức tiềm thức âm thanh, phục hồi thính lực.
→ Điều trị chiếu viba, hồng quang: Sử dụng sóng viba chiếu sâu và xác định vị trí chính xác vùng mắc bệnh, triệt tiêu vùng viêm, diệt khuẩn, phục hồi những vùng tổn thương và ngăn chặn các mầm bệnh trở lại.
→ Điều trị đông y: Tác động đến các huyệt ở vị trí tai kết hợp với uống các bài thuốc Đông y cổ truyền. Liệu pháp này có khả năng phục hồi thần kinh thính giác, đồng thời cải thiện ốc tai đáng kể. Kết hợp với liệu pháp massage làm giảm áp lực màng nhỉ, cải thiện chức năng nghe, đạt được mục đích cuối cùng là phục hồi thính lực cho người bệnh.
Một số biện pháp phòng tránh cũng như ngăn ngừa bệnh viêm tai giữa quay lại:
– Không sử dụng vật nhọn sắc chọc vào tai, không nên sử dụng các dụng cụ lấy ráy tai khi chưa được khử trùng, không ngoáy tai quá sâu…
– Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, bụi bẩn, khói thuốc…
– Không tự ý nhỏ thuốc hay thổi thuốc vào tai.
– Sau khi đi tắm ở bể bơi, ao, hồ cần chủ động vệ sinh vùng mũi họng bằng nước muối sinh lý để diệt khuẩn…
– Giữ gìn vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, có thói quen sinh hoạt lành mạnh.
Để biết thêm nhiều thông tin chi tiết hơn xin vui lòng đến
bệnh viện tai mũi họng uy tín HCM nhé cả nhà.