Sách Tam quốc diễn nghĩa (13 tập)
linktest > 10-12-2013, 02:47 AM
Kích thước 13 x 19cm
Số trang 3.200
Năm xuất bản 2011
Đông A phát hành
[FONT=tahoma]Tam Quốc diễn nghĩa là pho tiểu thuyết lịch sử ưu tú của nền văn học cổ Trung Quốc được độc giả khắp thế giới yêu thích, say mê. Ở nước ta trước đây, Tam Quốc diễn nghĩa đã được dịch ra nhiều bản, trong số đó bản của cụ cử Phan Kế Bính được hoan nghênh hơn cả. Tiếc rằng bản dịch này dựa theo nguyên bản Tam Quốc diễn nghĩa cũ, trong đó có những điểm không được chính xác. Trong bản in tác phẩm này của NXB Phổ Thông năm 1959, cụ phó bảng Bùi Kỷ đã được mời tham gia hiệu đính bằng cách đem đối chiếu với bộ Tam quốc diễn nghĩa của Nhân dân văn học xã xuất bản năm 1958. Kỷ niệm 50 năm NXB Phổ thông lần đầu ra mắt bộ Tam quốc diễn nghĩa 13 tập (1959-2009), Công ty văn hóa Đông A đã chính thức phát hành lại bộ sách quý này dành cho bạn đọc chơi sách và mê truyện Tam Quốc diễn nghĩa.[/FONT][FONT=tahoma][/FONT] [FONT=tahoma]Đáp ứng yêu cầu của đông đảo bạn đọc, năm 2011, Đông A tái bản bộ Tam Quốc diễn nghĩa với hai phiên bản: 13 tập và 2 tập. Với lần tái bản này, một tập đều có tranh minh họa của các họa sĩ Trung Quốc. Ngoài ra, để tiện cho bạn đọc biết được phạm vi hoạt động của các nhân vật trong truyện, bộ sách tặng kèm một bản địa đồ thời Tam quốc. Đặc biệt, đầu tập 1 là Lời nói đầu của Bộ biên tập Nhân dân văn học xã xuất bản - Trung Quốc giúp bạn đọc thưởng thức được những cái hay trong bộ Tam Quốc một cách đầy đủ và sâu sắc.[/FONT][FONT=tahoma]Trong suốt 120 hồi của tác phẩm, ngòi bút của nhà văn La Quán Trung đã làm sống lại cả một thời kỳ hỗn loạn khoảng 100 năm trong lịch sử Trung Quốc: vua quan ngu muội tàn bạo, nhân dân khổ cực trăm bề. Tác giả đã nói lên lòng tha thiết của nhân dân mong muốn sống một cuộc đời hạnh phúc, thanh bình, thống nhất. Trong bộ sách, ta cũng sẽ bắt gặp những nhân vật lịch sử điển hình của thời đại như Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi, Gia Cát Lượng, Tào Tháo, Đổng Trác, Tôn Quyền, Chu Du… Lời văn Tam Quốc giản dị sáng sủa, những cảnh tuyết ở Ngọa Long Cương, nước ở Đàn Khê, lửa ở Xích Bích, khói ở Hoa Dung đều được vẽ thành những bức tranh tuyệt diệu.
[/FONT]