Ê buốt răng là hiện tượng gặp phải và ảnh hưởng tới rất nhiều người. Hiện tượng này thường thấy được khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axít. Trong điều kiện bình thường, ngà răng bên trong (lớp bao quanh dây thần kinh) được bao phủ bởi men răng. Theo thời gian, lớp men bao phủ trở nên mỏng hơn và do vậy có ít tác dụng bảo vệ hơn. Nướu cũng có thể tụt theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng.
Ngà răng chứa một số lượng lớn những ống nhỏ đi từ bên ngoài răng đến các dây thần kinh nằm ở trung tâm của răng. Khi ngà bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm. Dưới đây là hình ảnh những ống ngà khi được quan sát dưới kính hiển vi:
Ngà răng.
Ê buốt răng do đâu mà có?
Hiện tượng lộ ngà răng có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến là :
Sự tụt nướu do tuổi tác hoặc chải răng không đúng cách.
Những thức uống có tính axít cao (như là soda) gây mòn men và lộ ngà răng.
Cảm giác ê buốt răng gặp phải khi nghiến răng có thể gặp phải ở hầu hết hoặc tất cả các răng.
Chải răng với kem đánh răng có độ mài mòn cao hoặc chải răng không đúng cách hay chải răng nhiều hơn ba lần một ngày có thể gây mất men răng.
Các bệnh nướu khi mắc phải có thể gây tụt nướu.
Răng mẻ hoặc gãy làm lộ ngà răng.
Ngoài ra, một số biện pháp điều trị nha khoa có thể gây ra hiện tượng răng ê buốt. Những biện pháp điều trị răng miệng như tẩy trắng răng, cạo vôi răng, đeo niềng răng hoặc trám răng đều được cho là nguyên nhân gây ra triệu chứng răng nhạy cảm trong suốt hoặc sau quá trình điều trị.
Cách phòng ngừa răng ê buốt?
Bước đầu tiên trong việc điều trị ê buốt răng là xác định nguyên nhân gây ra ở đâu - một nha sĩ có thể giúp bạn việc này. Nếu ê buốt răng gặp phải do bị lộ ngà thì có một số bước bạn cũng như nha sĩ có thể tiến hành nhằm làm giảm ê buốt bao gồm :
Dùng bàn chải lông có lông siêu mềm.
Chải răng đúng cách để giúp ngăn ngừa sự mòn men răng và sự tụt nướu
Dùng kem đánh răng đặc chế giúp giảm ê buốt
Nha sĩ có thể :
-Thoa gel fluor lên những vùng ê buốt để giúp răng thêm chắc.
-Kê toa gồm kem đánh răng có hàm lượng fluor cao để sử dụng hằng ngày.
-Phục hình răng, tái tạo lại những chỗ bị mất men răng.
Cuối cùng, cho dù bạn có phải đi đến phòng nha hay chỉ cần những sản phẩm kem đánh răng mua ở cửa hàng, điều quan trọng nhất là bạn phải đi khám nha sĩ để họ có thể chẩn đoán nguyên nhân gây ra ê buốt răng và giúp bạn tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
Xem thêm các bài viết về răng ê buốt, răng nhạy cảm
{tại đây|xem thêm tại đây|chi tiết tại đây|bấm vào đây|xem thêm bài viết cùng chủ đề|xem thêm|tìm hiểu thêm|các bài viết khác|nội dung liên quan}