Sức mạnh của tự ý thức (self-awareness)
rubiru > 02-19-2013, 11:45 PM
Tham khảo sách “Willpower – Rediscovering the greatest human strength” – Roy F.Baumeister và John Tierney.
Tại sao tự ý thức phát triển ở con người?
Khi 1 tấm gương được đặt trước mọi người hoặc khi họ được cho biết những hành động của họ đang được quay phim, họ đã nhất quán thay đổi hành vi của họ. Những người tự ý thức đó đã làm việc chăm chỉ hơn trong những nhiệm vụ thực nghiệm. Họ đã có sự nhất quán hơn trong những hành động của họ và những hành động của họ cũng nhất quán hơn với những giá trị của họ.
1 người có thể chú ý 1 cái bàn và không nghĩ gì khác ngoài “Ồ, đó là 1 cái bàn”. Nhưng cái tôi hiếm khi được chú ý theo 1 cách trung tính như vậy. Bất cứ khi nào con người tập trung vào bản thân họ, họ dường như so sánh những gì họ thấy với 1 số hình mẫu mà họ nên là. 1 người nhìn bản thân trong gương thường không nói “Ồ, đó là tôi.” Thay vào đó, người đó có nhiều khả năng nghĩ Tóc của tôi rối, cái áo thun này hợp với tôi, hoặc Tôi nên nhớ đứng thẳng lưng, hoặc Tôi đã tăng cân? Tự ý thức dường như luôn luôn bao gồm việc so sánh bản thân với những quan điểm mình nên như thế nào.
Các nhà tâm lý đi đến 1 từ chỉ về những quan điểm đó là: những tiêu chuẩn. Tự ý thức bao gồm 1 quá trình so sánh bản thân với những tiêu chuẩn. Ban đầu giả định là những tiêu chuẩn thường là những cái lý tưởng. Điều này dẫn đến kết luận là tự ý thức sẽ gần như là khó chịu, vì bản thân không bao giờ hoàn hảo. Wicklund và Duval giữ quan điểm đó trong nhiều năm, cho rằng tự ý thức vốn gây khó chịu. Điều đó có vẻ có lý theo 1 số cách, nhưng nó dường như kỳ quặc từ quan điểm tiến hóa. Tại sao tổ tiên của chúng ta vẫn giữ những tiêu chuẩn bất khả thi cho bản thân họ? Đâu là những lợi ích về mặt tiến hóa của cảm giác tồi tệ?
Nghiên cứu cho thấy con người có thể làm bản thân họ cảm thấy tốt bằng cách so sánh bản thân họ với “con người bình thường” – người mà tất cả chúng ta thích nghĩ là thua kém chúng ta. Chúng ta cũng có thể có được niềm vui bằng cách so sánh bản thân trong hiện tại so với bản thân trong quá khứ, vì chúng ta nhìn chung nghĩ rằng mình có tiến bộ với tuổi tác (ngay cả nếu cơ thể của chúng ta có thể tệ hơn theo thời gian).
Dù con người hầu hết đều so sánh bản thân họ với những tiêu chuẩn dễ dàng để làm họ cảm thấy vui thì điều đó cũng không giải thích được sự tiến hóa của sự tự ý thức của loài người. Tự nhiên không thực sự quan tâm liệu bạn có cảm thấy tốt hay không. Nó chọn lựa những đặc điểm giúp nâng cao sự sinh tồn và sinh sản. Điểm tốt của tự ý thức là gì? Câu trả lời tốt nhất đến từ các nhà tâm lý Charles Carver và Michael Scheier: tự ý thức được tiến hóa vì nó giúp điều chỉnh bản thân.
Họ đã tiến hành những thực nghiệm quan sát mọi người ngồi ở 1 cái bàn nơi có đặt 1 tấm gương. Tấm gương dường như là 1 vật thêm vào – nó không đủ quan trọng để đề cập với mọi người – nhưng nó gây ra những sự khác biệt sâu sắc ở tất cả các kiểu hành vi. Nếu con người có thể nhìn thấy bản thân họ trong gương, họ có nhiều khả năng tuân theo những giá trị của bản thân thay vì tuân theo mệnh lệnh của người khác. 1 tấm gương nhắc nhở họ tiếp tục làm việc chăm chỉ ở bàn. Khi có 1 ai đó cố gắng bắt nạt họ để họ thay đổi quan điểm của họ về điều gì đó, họ có nhiều khả năng kháng cự sự bắt nạt và giữ lấy quan điểm của mình.
Mối quan hệ giữa tự ý thức và tự kiểm soát bản thân cũng được chứng minh trong những thực nghiệm về người lớn và rượu. Các nhà nghiên cứu phát hiện thấy 1 trong những ảnh hưởng chủ yếu của uống rượu là làm giảm khả năng giám sát hành vi của người đó. Khi sự tự ý thức của người uống rượu giảm, họ đánh mất sự tự kiểm soát bản thân, do đó họ đánh nhau nhiều hơn, hút thuốc nhiều hơn, ăn nhiều hơn, những sai lầm tình dục nhiều hơn, và thức dậy vào ngày mai với nhiều hối tiếc hơn.
Tổ tiên của chúng ta sống trong những nhóm thưởng cho những thành viên của nhóm sống theo những giá trị, chuẩn tắc chung. Do đó, những người có thể điều chỉnh những hành động của họ để đáp ứng những tiêu chuẩn đó được thưởng nhiều hơn những người không chú ý đến những tiêu chuẩn. Thay đổi hành vi cá nhân để đáp ứng những tiêu chuẩn đòi hỏi sức mạnh ý chí, nhưng sức mạnh ý chí mà không có sự tự ý thức là vô ích. Đó là lý do tại sao sự tự ý thức được tiến hóa như 1 đặc điểm bẩm sinh ở tổ tiên chúng ta.