Gàu không chỉ là hiện tượng khiến bạn mất tự tin mà còn là nguyên nhân dẫn đến việc rụng tóc và bị hói. Và theo thói quen thông thường, người ta thường sử dụng
trị gàu để giải quyết hiện tượng phiền toái này của da đầu. Kì này Chăm sóc da sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về gàu và cách sử dụng dầu gội trị gàu như thế nào là hiệu quả.
1. Nguyên nhân gây ra gàu
Gàu vốn do một loại nấm tên khoa học là Pityrosporum sản sinh ra. Loại nấm này có tốc độ sinh sôi rất nhanh và dẫn đến hiện tượng bong ra mà chúng ta quen gọi là gàu.
2. Nguyên lý trị gàu của ZPTO
ZPTO (Zinc pyrithione) là một hợp chất hóa học có đặc tính chống nấm tại chỗ. Từ đó, đem lại hiệu quả điều
trị gàu tốt và tương đối an toàn cho da đầu. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng đối với các trường hợp bị gàu mức độ nhẹ hoặc trung bình. Với các trường hợp nặng hơn thì cần dùng dầu gội có chứa ketoconazole, thậm chí còn phải kết hợp với một số thuốc uống cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, ZPTO còn hạn chế tóc tại vùng da gàu bị rụng. Theo tiến sĩ, bác sĩ da liễu Rohit Batra, bệnh viện Sir Ganga Ram (New Delhi, Ấn Độ), ZPTO góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa chứng hói đầu và điều hòa hoạt động của testosterone trên da đầu.
3. Sử dụng dầu gội trị gàu đúng cách
Hầu hết các sản phẩm dầu gội đầu trị gầu có thành phần ZPTO đang bày bán trên thị trường hiện nay đều có nồng độ an toàn. Còn đối với các sản phẩm dầu gội thuốc có nồng độ mạnh hơn, bạn cần phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua về dùng.
Tuy nhiên, ngay cả với các loại dầu gội đầu trị gàu ZPTO thông thường, các bác sĩ da liễu cũng khuyên bạn không nên sử dụng hằng ngày. Đồng thời, trong khi gội, bạn cũng không nên để dầu gội quá lâu trên da đầu, không nên quá 2-5 phút. Bạn nên kết hợp xen kẽ giữa dầu gội trị gàu và dầu gội thường để nâng cao hiệu quả điều trị và dưỡng tóc.
Tham khảo thêm:
dầu gội nam