Giá trị nhân văn là gì? Tư tưởng nhân văn trong tác phẩm truyện cổ
Giá trị nhân văn là gì? Khái niệm giá trị nhân đạo là gì? Biểu hiện của giá trị nhân văn là gì? Giá trị nhân văn chính là thước đo giá trị văn học của mọi thời đại, nó được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong tác phẩm. Để làm rõ giá trị nhân văn là gì và những biểu hiện của nó, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của uhm.vn
[font=Verdana, Geneva, sans-serif]Nhân bản là gì? Các giá trị trong văn học
[/font]
Nói đến khái niệm “nhân văn” không thể không nói đến nhân bản, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của các tác phẩm. Để tìm hiểu hơn về giá trị nhân văn là gì, giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong văn học trung đại, chúng ta cùng tìm hiểu một số khái niệm cơ bản về giá trị trong tác phẩm văn học nhé.
Nhân bản là gì?
‘Nhân bản” có nghĩa là lấy con người làm trung tâm. Chủ nghĩa nhân bản là chủ nghĩa xem con người làm gốc, coi trọng con người. Nói đến giá trị nhân bản là nhấn mạnh đến khía cạnh bản thể của con người. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo trong văn học trung đại được thể hiện rất rõ nét qua nhiều tác phẩm văn học.
Giá trị nhân đạo là gì?
“Nhân” là người, “đạo” là đạo lý, “nhân đạo” là đạo lý làm người. Giá trị nhân đạo là giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học, được hiện lên bằng sự cảm thông sâu sắc của tác giả trước những mảnh đời bất hạnh, những nỗi đau của con người trong cuộc sống. Giá trị nhân đạo trong văn học hiện thực phê phán được khắc họa rõ nét trong các tác phẩm như: Chí Phèo, Lão Hạc, Vợ nhặt,…
Giá trị hiện thực là gì?
Giá trị hiện thực là giá trị hiện thực mà chúng ta nhận thức được. Giá trị hiện thực của tác phẩm là hiện thực đời sống mà tác giả phản ánh trong tác phẩm. Giá trị hiện thực của văn học trung đại được thể hiện qua các tác phẩm như: chuyện người con gái Nam Xương, truyện Kiều, Lục Vân Tiên…
Giá trị nhân văn là gì?
Giá trị nhân văn được hiểu là: “Nhân” là người, “văn” là văn hóa, văn minh; nhân văn là những giá trị đẹp đẽ của con người. Một tác phẩm có giá trị nhân văn là tác phẩm thể hiện được vẻ đẹp của con người thể hiện qua những giá trị tinh thần như: vẻ đẹp tâm hồn, vẻ đẹp trí tuệ, tình cảm,… Tác phẩm có tính nhân văn luôn hướng đến khẳng định và đề cao giá trị con người.
Nhân văn là thước đo giá trị văn học, khẳng định tấm lòng, sự trăn trở của tác giả đối với cuộc sống con người. Đồng thời, kết nối những giá trị, những con người ở từng thời kỳ khác nhau. Giá trị nhân văn là gì đã được thể hiện đậm nét qua nhiều tác phẩm văn học.
Giá trị nhân văn qua các tác phẩm truyện cổ Việt Nam
Khi đã tìm hiểu về khái niệm giá trị nhân văn là gì, chúng ta cùng tìm hiểu về giá trị ý nghĩa này qua một số tác phẩm truyện cổ. Nhìn chung, các tác phẩm truyện cổ Việt Nam bên cạnh những giá trị về nội dung và nghệ thuật thì giá trị nhân văn là một giá trị đặc sắc, thể hiện vẻ đẹp của con người là tư tưởng xuyên suốt các câu chuyện. Giá trị nhân văn đem đến cảm xúc dạt dào cho tác giả và đem đến sự hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.
Khát vọng chinh phục, chế ngự và giải thích thiên nhiên
Khát vọng chinh phục, chế ngự tự nhiên là khát vọng muôn đời của loài người, đặc biệt là những con người ở thời kỳ cổ đại – họ sống chung với thiên nhiên và làm bạn với thiên nhiên nên cái khao khát chinh phục tự nhiên lớn hơn bao giờ hết.
Khát vọng ấy được thể hiện qua các tác phẩm như Mai An Tiêm, Sơn Tinh Thủy Tinh, Thần Trụ tời, Sử thi Đăm San, Đẻ đất đẻ nước,… Trong mỗi tác phẩm, cái khát vọng chinh phục tự nhiên được thể hiện qua các hình ảnh khác nhau nhưng đều nhấn mạnh sự siêu nhiên của con người.
Ví dụ như sử thi Đẻ đất đẻ nước của dân tộc Mường, với quan niệm rất hoang sơ, mộc mạc. Ở thuở xa xưa, người ta quan niệm rằng vạn vật sinh ra đều do được “chửa đẻ” mà thành, con người đẻ ra con cái, thần linh đẻ ra vũ trụ, cả trái đất và cả vạn vật trên trái đất.
Giá trị nhân văn là gì? – Ở tác phẩm sử thi này, nói lên sức sống bền bỉ và sức mạnh hòa hợp của dân tộc Mường Cổ, điều này được tạo nên từ cuộc đối thoại đầu tiên giữa con người và vũ trụ bí ẩn cho đến khi họ ý thức được khả năng vô hạn của mình.
Khát vọng độc lập tự cường
Khát vọng độc lập, tự cường là khát vọng của dân tộc Việt Nam và toàn thể nhân loại trong mọi thời đại. Việt Nam đã trải qua những thời bị đô hộ, không có độc lập chủ quyền, bị chà đạp, sống lầm than. Từ những nỗi đau đó, khát vọng độc lập của dân tộc trỗi dậy và ngày càng mạnh mẽ. Độc lập, tự do là điều mà tất cả dân tộc đều hướng đến, là tiền đề để tạo nên sự hạnh phúc của con người.
Khát vọng độc lập tự cường được thể hiện qua các truyền thuyết như: An Dương Vương, Thánh Gióng, Sự tích Hồ Gươm…. Đặc biệt là truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy cái khát vọng ấy rất mãnh liệt, cho thấy được sự nghiệp dời non lấp bể của dân tộc ta thuở sơ khai. Sự nghiệp này được toàn dân ủng hộ, được thần linh ủng hộ thông qua các hình ảnh kỳ bí trong từng câu chuyện: hình ảnh cụ già bí ẩn và thần Kim Quy giúp vua An Dương Vương chế nỏ, cây gậy sắt của Thánh Gióng hay sự tích vua Lê Lợi mượn Gươm báu của Rùa thần,…
Yêu nước thôi chưa đủ, phải có tinh thần quật cường, ý chí bảo vệ nền độc lập, hết mình xây dựng đất nước – Đó là những thông điệp mà những câu chuyện dân gian gửi đến người đọc.
Ngợi ca tình nghĩa đạo lý con người
Theo truyền thuyết, dân tộc ta được sinh ra từ bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ, tất cả đều là anh em một nhà. Vì vậy, từ thời xa xưa luôn nhắc nhở con người phải giữ trọn tình nghĩa, đạo lý làm người. Các triết lý đạo nghĩa ấy được gửi gắm qua các câu chuyện cổ như: chiến thắng Mtao Mxây, Chử Đồng Tử, truyện thơ Tiễn dặn người yêu,…
Giá trị nhân văn là gì? – Đăm San trong chiến thắng Mtao Mxay là một người anh hùng bị kẻ thù lăng nhục. Trải qua bao khó khăn chàng vẫn ra sức bảo vệ buôn làng, một lòng thủy chung với vợ. Hình tượng Đăm San thể hiện cho đạo lý, những nghĩa cử cao đẹp của con người, lòng yêu thương và tinh thần trượng nghĩa.
Khát vọng công lý
Niềm mơ ước cái thiện sẽ chiến thắng cái ác, mơ ước về hạnh phúc của nhân dân lao động không bao giờ cạn, nó là ý nghĩa xuyên suốt dòng chảy văn học thể hiện rõ nét qua các tác phẩm như Tấm Cám, Sọ Dừa, Thạch Sanh,…
Truyện cổ tích Tấm Cám là tác phẩm tiêu biểu nói lên khát vọng công lý của con người. Tấm là một con người hiền lành lương thiện, bị mẹ con Cám hãm hại; sau đó, Tấm quyết tâm “có oán báo oán” đã trừng trị mẹ con Cám một cách thích đáng. Tấm đã chiến thắng, đó là chiến thắng tất yếu của cái thiện. Kết truyện, Tấm về cung làm Hoàng hậu sống hạnh phúc – đây là một xã hội lý tưởng mà con người luôn ao ước.
Cái nhìn khoan dung đối với con người
Sự nhân ái, khoan dung, độ lượng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta thể hiện rõ nét qua các tác phẩm truyện cổ. Tiêu biểu là Truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.
Hai cha con An Dương Vương vì chủ quan, mất cảnh giác với kẻ thù dẫn đến mất nước, đó là bài học cay đắng về sự mất cảnh giác đối với kẻ thù. Lời kết tội của nhân dân ta được thể hiện qua câu nói của Rùa vàng “kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó”, hành động rút gươm chém Mị Châu của An Dương Vương thể hiện thái độ kiên quyết, dứt khoát của dân tộc ta trong việc bảo vệ đất nước, bảo vệ công lý.
Tuy nhiên, đối với tinh thần khoan dung của dân tộc, sự biết ơn đối với anh hùng An Dương Vương, dân gian đã mĩ lệ hóa, bất tử hóa cái chết của vua An Dương Vương và tạo nên sự tích “ngọc trai – nước giếng” để thể hiện sự thương cảm cho mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.
[font=Verdana, Geneva, sans-serif]Trên đây là tổng hợp kiến thức về chuyên đề giá trị nhân văn là gì. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích phục vụ cho quá trình học tập và nghiên cứu của mình. Nếu có thắc mắc liên quan đến chủ đề giá trị nhân văn là gì, hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận ngay dưới đây, uhm.VN sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn.
[/font]
Theo: dinhnghia.com.vn/gia-tri-nhan-van-la-gi-tu-tuong-nhan-van-trong-tac-pham-truyen-co/