Sự công bằng có thể là phần thưởng lớn hơn tiền bạc
rubiru > 03-24-2013, 12:08 AM
Tham khảo sách “Your brain at work”- David Rock
Golnaz Tabibnia, 1 trợ lí giáo sư tại trường đại học Carnegie Mellon, nghiên cứu về sự công bằng và cách con người đưa ra những đánh giá về nó. “Xu hướng thích sự công bằng và chống lại những kết quả bất công bắt rễ sâu sắc trong con người”, Tabibnia giải thích.
1 trong những nghiên cứu của Tabibnia sử dụng bài tập ‘Ultimatum Game’. Trong trò chơi này, 2 người nhận được 1 số tiền để phân chia giữa họ. 1 người đưa ra 1 đề nghị về việc chia tiền như thế nào và người kia phải quyết định liệu có chấp nhận đề nghị hay không. Nếu họ không chấp nhận đề nghị thì không ai trong họ lấy được phần thưởng. “Ghét sự bất công” rất mạnh mẽ và “con người sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân để ngăn không cho người khác lấy được 1 kết quả bất công tốt hơn”, Tabibnia nói.
Về trực giác, sự công bằng không được xem là quan trọng như thức ăn, tình dục. Vì nhiều người không có xu hướng đánh giá sự công bằng đủ cao. Xã hội đề cao những nhu cầu sinh tồn như thức ăn hơn những vấn đề xã hội như công bằng.
Sự công bằng, tự nó đã là phần thưởng
Sự công bằng là phần thưởng, kích hoạt tế bào dopamine nằm sâu trong não theo cách mà 1 bữa ăn ngon hoặc 1 khoản tiền thưởng bất ngờ trong công việc có thể làm. Khi bạn trải nghiệm 1 phản ứng công bằng, có nhiều khả năng serotonin, 1 chất dẫn truyền thần kinh làm bạn thoải mái, gia tăng.
Cảm giác công bằng gia tăng làm tăng các mức độ của dopamine, serotonin, và oxytocin. Điều này làm bạn cởi mở trước những quan điểm mới và sẵn sàng kết nối với người khác. Đây là 1 trạng thái tuyệt vời cho sự hợp tác với người khác.
Tất cả những than phiền phổ biến về lương, năng suất và tính minh bạch chắc chắn có liên quan đến sự công bằng. 1 ngụ ý thú vị của nghiên cứu về công bằng là quan điểm các doanh nghiệp thực sự cho phép các nhân viên trải nghiệm về 1 cảm giác công bằng gia tăng có thể là 1 phần thưởng nội tại. Ngược lại, sống trong 1 thế giới có vẻ bất công tác động đến mức cortisol của con người, sự thỏa mãn và tuổi thọ của họ. Có 1 nơi mà bạn có thể đi đến để trải nghiệm về sự gia tăng cảm giác công bằng thường xuyên, đó là làm việc cho những tổ chức xã hội phân phát thức ăn cho người nghèo hoặc phục vụ cho những tầng lớp xã hội thiệt thòi.
Kỳ vọng về sự công bằng
Nếu bạn kì vọng 1 ai đó công bằng với bạn và họ thực sự như vậy, mức dopamine của bạn tăng cao vì 2 lí do: 1) kì vọng của bạn được thỏa mãn 2) từ bản thân sự công bằng.
Sự công bằng bất ngờ thậm chí còn làm bạn vui hơn, điều này giải thích tại sao ‘sự tử tế của những người xa lạ’ có thể làm bạn cảm thấy rất ý nghĩa.
Tuy nhiên, nếu bạn kì vọng 1 ai đó công bằng với bạn và họ không công bằng, mức dopamine của bạn tụt xuống vì kì vọng không được đáp ứng và vì sự bất công. Điều này có thể lí giải tại sao bạn có những cảm xúc mạnh mẽ khi bị người thân phản bội, người mà bạn kì vọng sẽ đối xử công bằng với bạn lại không như vậy.
Trừng phạt người bất công có thể là 1 phần thưởng, và không trừng phạt sự bất công có thể gây ra 1 cảm giác bất công.
Kiểm soát phản ứng của bạn trước sự bất công
Thế giới vốn không công bằng. Có khả năng kiểm soát phản ứng của bạn trước sự bất công đem lại cho bạn nhiều lợi ích. 1 cách để làm điều này là gọi tên trạng thái cảm xúc của bạn khi bạn cảm nhận sự hưng phấn (arousal) gia tăng. Cho dù đó là sự bất công, không chắc chắn, thiếu tự chủ thì khả năng gọi tên cảm xúc, hiểu lí do tại sao bạn cảm nhận theo cách đó sẽ làm giảm sự hưng phấn của limbic và giúp bạn đưa ra những quyết định tốt hơn. Nếu gọi tên cảm xúc không có hiệu quả, hãy thử đánh giá lại bằng cách nhìn tình huống từ quan điểm khác.
Sự hưng phấn limbic mạnh mẽ là tốt cho hoạt động thể chất nhưng làm giảm suy nghĩ sáng tạo. Để cho bản thân bạn tập trung vào quan điểm rằng đối thủ không công bằng trong 1 trận bóng đá có thể giúp bạn chạy nhanh hơn. Nhưng cho phép bản thân tập trung vào sự bất công trong công việc có thể làm bạn mắc nhiều sai lầm.