Sa tử cung là hiện tượng gây ám ảnh tiêu cực đến nhiều người phụ nữ sau sinh. Tình trạng này khiến phụ nữ đi lại, tiểu tiện khó khăn, gây đau đớn, lỏng lẻo khi quan hệ vợ chồng. Thậm chí, sa dạ con kéo dài còn gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản sau này.
Hiện tượng sa tử cung sau sinh là gì?
Sa tử cung sau sinh là hiện tượng thành tử cung tụt xuống phía trong ống âm đạo. Tình trạng này có thể làm rút ngắn chiều dài của âm đạo, nặng nhất là lộ hẳn tử cung ra ngoài âm đạo.
Tử cung là nơi giãn nở trong suốt quá trình mang thai để vừa với sự phát triển của thai nhi. Sau khi sinh, nếu tử cung khỏe mạnh, có độ đàn hồi tốt sẽ tự thu nhỏ lại về thể trạng gần như ban đầu. Tuy nhiên, nếu cơ sàn chậu, dây chằng bị kéo căng quá mức, chịu áp lực lớn lớn dẫn đến không thể nâng đỡ tử cung, tình trạng sa tử cung sẽ xảy ra.
Tình trạng sa tử cung sau sinh khiến sản phụ khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống thường ngày. Sa dạ con kéo dài còn gây ảnh hưởng lớn đến khả năng sinh sản sau này.
Những ai thường gặp hiện tượng sa sinh dục?
Bất kỳ phụ nữ nào có thành tử cung yếu đều có thể gặp tình trạng sa sinh dục sau sinh. Ngoài ra, tình trạng này còn thường xảy ra ở một số đối tượng như:
Sản phụ mang thai đôi hoặc đa thai, có thai nhi quá lớn hay thời gian chuyển dạ quá lâu.
Người sinh thường, trải qua sinh đẻ nhiều lần, đã từng phẫu thuật tử cung.
Thai sản thuộc thể khó sinh, hay gặp bất thường ở nhau thai.
Phụ nữ sau sinh không nghỉ ngơi, không kiêng cữ, thường xuyên vận động, mang vác vật nặng khiến cho vùng đáy bụng phải co bóp nhiều, gây ra tổn thương và dẫn đến sa tử cung.
Phụ nữ lớn tuổi, bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, cơ và dây chằng trở nên suy yếu, lão hóa.
Sa tử cung có dấu hiệu thế nào?
Phụ nữ sau sinh gặp những cơn đau bụng dưới lâm râm, cảm thấy âm đạo căng phồng, đau nhức thì có khả năng cao đã bị sa tử cung. Tuy nhiên, người bị sa tử cung còn có những biểu hiện khác, như:
Về đường âm đạo:
Nhìn thấy hoặc cảm nhận khối phồng, thành tử cung thập thò hoặc tụt qua lỗ âm đạo.
Thấy nặng nề trong vùng xương chậu, đau ở vùng khung chậu, bụng dưới, lưng.
Cảm giác có sức ép ở âm đạo, dịch tiết ra bất thường, đôi lúc ra quá nhiều kèm có máu.
Về tiết niệu, đường ruột: Các vấn đề về tiểu tiện bao gồm đi tiểu không tự chủ, tần suất đi tiểu nhiều, tiểu gấp, tiểu són hoặc tiểu ra máu. Thường xuyên gặp tình trạng đầy hơi, rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc phân lỏng, nghiêm trọng hơn là bị nhiễm trùng bàng quang với mức độ nặng.
Về sinh hoạt tình dục: Vùng âm đạo đau rát, thực hiện quan hệ khó khăn do thành tử cung lỏng lẻo, mất cảm giác tình dục và giảm nhu cầu ham muốn.
Ở giai đoạn đầu, tình trạng sa không rõ, thường là khi lao động nặng hay đi lại nhiều thì thành tử cung sẽ tụt xuống, còn khi nằm nghỉ ngơi thì khối tử cung lại nâng lên. Theo thời gian, hiện tượng sa tử cung sẽ trở nên nặng hơn, các dấu hiệu sẽ thể hiện rõ nét khi người phụ nữ đứng hoặc đi lại.
Hiện tượng sa tử cung được chia thành mấy cấp độ?
Tình trạng sa tử cung sau sinh bao gồm 4 mức độ:
Sa tử cung độ 1: Tử cung nằm ở nửa trên của âm đạo, mới bắt đầu sa vào âm đạo.
Sa tử cung độ 2: Tử cung đã hạ xuống gần đến lỗ âm đạo hoặc thập thò cách cửa âm đạo 1cm trở vào trong.
Sa tử cung độ 3: Tử cung trượt xuống sâu, nhô ra ngoài cửa âm đạo.
Sa tử cung độ 4: Đây là giai đoạn nặng nhất khi gần như toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo.
Sa tử cung nguy hiểm như thế nào?
Sa tử cung là tình trạng hậu sản không gây nguy hiểm đến tính mạng, tuy nhiên kéo theo nhiều biến chứng như:
Loét âm đạo: Đây là biến chứng xảy ra đối với phụ nữ bị sa tử cung độ 4, thành tử cung sa hẳn ra ngoài cửa âm đạo, cọ xát với trang phuc, quá trình này diễn ra lâu ngày gây nhiễm trùng, lở loét vùng âm đạo.
Các cơ quan khác bị sa xuống theo: Tử cung sa xuống lâu ngày không có khả năng co hồi, đẩy lên sẽ khiến những cơ quan khác của vùng chậu như ống dẫn trứng, bàng quang, buồng trứng… cũng có nguy cơ bị sa xuống cùng. Điều này dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu.
Nguồn:
https://zlove.com.vn/sa-tu-cung/