Suy nghĩ như 1 nhà tâm lý trị liệu
rubiru > 03-27-2013, 02:19 AM
Tham khảo
Think Like a Shrink
By Emanuel H. Rosen, published on September 01, 1998 - last reviewed on August 20, 2012
Bạn có thể nhìn thấy con người thật của người khác đằng sau những phòng vệ của họ. Dưới đây là 1 vài nguyên tắc đơn giản giúp hiểu hơn về tâm hồn của chúng ta do nhà tâm thần học Emanuel H. Rosen nêu ra, sau nhiều năm được huấn luyện về phân tâm học.
Hầu hết các thân chủ/bệnh nhân tìm đến các bác sĩ tâm thần vì họ nhận ra, ở 1 mức độ nào đó, những nhận thức của họ chứa 1 số kiểu bóp méo thực tế. Đó thường là cơ chế phòng vệ (defense). Ví dụ, 1 phụ nữ 40 tuổi có thể bắt đầu buổi điều trị đầu tiên của cô với 1 bác sĩ tâm thần và than phiền về 1 ‘chứng trầm cảm về sinh học’ và yêu cầu được cho thuốc. Nhưng đến cuối buổi, cô í có thể thừa nhận rằng chồng cô suốt 10 năm qua đã từ chối quan hệ tình dục và điều đó có liên quan rất nhiều đến tâm trạng đau khổ của cô.
Trong việc thực hành điều trị tâm lý của tôi, tôi giải thích với các bệnh nhân về những việc họ đang làm và lí do họ làm thế. Các kết quả không chỉ có tác động rõ rệt mà còn đẩy nhanh quá trình điều trị tâm lý. Lối tiếp cận tương tự có thể giúp cộng đồng nói chung hiểu tốt hơn về những đấu tranh nội tâm trong mỗi người.
Những quan điểm và nguyên tắc ở đây được giới thiệu trực tiếp và không dùng những thuật ngữ khó hiểu. Nhiệm vụ chính của nhà trị liệu tâm lý là gỡ bỏ những chiến lược phòng vệ của con người. Và nếu bạn hiểu được những chiến lược phòng vệ mà con người có xu hướng dùng để bảo vệ bản thân họ thì bạn có thể nhìn thấu người khác, hoặc ít nhất là hiểu rõ bản thân bạn hơn.
Sau đây là 1 số nguyên tắc chung giúp bạn suy nghĩ như 1 nhà tâm lý. Tinh thông chúng và bạn sẽ tăng thêm sự hiểu biết của bạn về thế giới xung quanh. Bạn có thể nhìn thấu con người. Bạn có thể đọc tâm trí họ.
1. Nếu bạn muốn biết 1 ai đó có sự lành mạnh về cảm xúc như thế nào, chỉ nhìn vào những mối quan hệ thân mật của họ.
Người có ngoại hình đẹp, khỏe mạnh, lôi cuốn, tự tin, giàu có hoặc thông minh không phải lúc nào cũng lành mạnh về cảm xúc. Ví dụ, về tuổi tác thì họ có thể là những người trưởng thành, nhưng về mặt cảm xúc, họ có thể chỉ mới 2 tuổi. Bạn sẽ không thể thực sự đưa ra được bất kì đánh giá chính xác, sâu sắc nào về con người cho đến khi bạn học cách phân biệt những phẩm chất hữu hình bề ngoài với những phẩm chất cảm xúc ý nghĩa.
Có ít nhất 3 điều quan trọng bạn muốn biết:
Những mối quan hệ thân mật quan trọng nhất, kéo dài bao lâu và cam kết như thế nào trong hiện tại của họ?
Họ trải nghiệm xung đột tiêu cực trong môi trường làm việc của họ nhiều như thế nào và những công việc hiện tại của họ kéo dài bao lâu?
Họ có hòa hợp với gia đình của họ?
2. Cảm nhận của bạn về bản thân bạn (lòng tự trọng của bạn) được quyết định ở 1 mức độ to lớn bởi cách nuôi dạy của bố mẹ, anh chị của bạn đối với bạn khi bạn lớn lên – đặc biệt là mẹ bạn.
Chúng ta không đổ lỗi cho người mẹ cho tất cả những vấn đề của 1 thân chủ. Chỉ đơn giản là sự chăm sóc lành mạnh ổn định giúp chống lại rất nhiều bệnh về tinh thần.
3. Cách bạn quan hệ với những người thân thiết thường dựa vào cách bạn từng quan hệ với gia đình bạn khi bạn lớn lên.
Về cơ bản, tất cả chúng ta đem theo gia đình của chúng ta mãi mãi. Chúng ta giữ họ trong đầu của chúng ta. Trong phần đời còn lại của chúng ta, chúng ta sẽ có những xu hướng hoặc là đóng vai cái tôi thơ ấu của chúng ta hoặc vai bố mẹ của chúng ta.
Hãy xem xét cẩn thận những mối quan hệ của bạn với gia đình bạn. Nó nói với bạn rất nhiều về bạn là ai.
4. Tất cả chúng ta đều chơi với 1 người bị che giấu—Bố và Mẹ—trong đầu chúng ta.
Bạn thường thấy con người làm những việc kì lạ trong những tương tác liên nhân cách của họ. Bạn thường hỏi “Điều đó đến từ đâu?” Nó đến từ 1 kịch bản bị che giấu từng được viết trong đầu người đó.
Bề ngoài, anh í phản ứng lại bạn, nhưng trong đầu anh í, anh í đang phản ứng lại mẹ của anh. Trong thực tế, anh í càng ít nhớ được về thời thơ ấu của mình, anh í sẽ càng phản ứng ra bên ngoài với bạn.
Điều này dẫn đến...
5. Những người nói rằng họ “không nhớ” thời thơ ấu của họ thường có vấn đề cảm xúc.
Những người có cơ thể khỏe mạnh nhưng không thể nhớ lại thời thơ ấu của họ thường chịu đựng 1 số kinh nghiệm đau đớn đến nỗi tâm trí của họ bị chặn đứng. Kết quả là họ thực sự không biết họ là ai. Các bác sĩ tâm thần gọi đó là 1 ý thức về bản sắc tâm lý bị thu nhỏ.
6. Những nạn nhân đôi lúc thích trở thành những kẻ gây hấn, và những kẻ gây hấn thưởng được lập lại thành những nạn nhân.
Con người thực sự có thể trở nên gây hấn nhiều hơn khi họ cảm thấy bị buộc ở vào 1 vị trí thụ động.
7. Có 1 tâm trí “vô thức”, và nó về cơ bản quyết định cuộc sống của bạn, quyết định mọi thứ từ công việc bạn chọn đến người bạn kết hôn.
Tất cả những cảm xúc bạn có về bản thân bạn, bố mẹ bạn và gia đình bị chôn sâu trong tâm trí vô thức này.
Bạn càng ý thức được về tâm trí vô thức của bạn, bạn sẽ càng có nhiều tự do.
8. Tình dục là quan trọng, bất kể điều gì mà bất kì ai nói.
Tình dục như 1 yếu tố quan trọng để giải thích về hành vi con người đã trở nên lỗi thời. Ngày nay, người ta đúng hơn là nhấn mạnh đến vai trò của những cảm xúc, những suy nghĩ hơn là vai trò của tình dục. Tuy nhiên, hoạt động tình dục và quá khứ tình dục nói với bạn rất nhiều về 1 người nào đó thực sự là như thế nào.
9. Bất cứ khi nào bạn có 2 người đàn ông hoặc 2 phụ nữ ở trong 1 căn phòng, thì bạn có sự căng thẳng tình dục đồng giới.
Có 1 sự thật cốt lõi là tất cả mọi người đều có những xu hướng tình dục đồng giới và tình dục khác giới. Những sự khác biệt là cách bạn xử lí với những xu hướng đó như thế nào. Chỉ vì bạn có 1 thôi thúc hoặc 1 ý tưởng tình dục đồng giới hoàn toàn không liên quan gì đến định hướng tình dục của bạn. Bạn được định nghĩa bởi hành vi tình dục của bạn, không phải bởi những thôi thúc tình dục của bạn.
Những người trong xã hội của chúng ta mà phản đối tình dục đồng giới nhiều nhất là những người cảm thấy khó chịu nhất với những thôi thúc tình dục đồng giới của chính họ. Những thôi thúc đó bị trục xuất khỏi ý thức của họ.
10. Trẻ em muốn thu hút tình dục với bố mẹ khác giới ở 1 mức độ nào đó trong cuộc đời thơ ấu của chúng, thường ở độ tuổi từ 4-6.
Hầu hết mọi người đều ghê tởm trước ý nghĩ bố mẹ họ quan hệ tình dục. Điều này là vì có 1 sự kháng cự quan trọng chống lại kí ức về những cảm xúc tình dục của 1 người đối với bố mẹ của người đó.
Điều đó không có nghĩa là bạn phải nhớ được những thôi thúc tình dục của bạn đối với 1 người bố/mẹ để trở nên khỏe mạnh về tinh thần. Trong thực tế, 1 trong những vấn đề phổ biến nhất mà 1 người trưởng thành phải xử lí là sự kiềm chế không đầy đủ của xung đột này.
11. Quả thực có cái gọi là nỗi sợ bị thiến.
Trong thực tế, nó là nỗi sợ đáng sợ nhất mà con người có. Nó có lẽ không chỉ có tính thích nghi về mặt tiến hóa mà còn quan trọng về mặt cảm xúc.
12. Phụ nữ không có sự ghen tỵ dương vật nhiều gần như đàn ông.
Tất cả đàn ông trong sâu xa rất bận tâm đến dương vật của họ. Những mối bận tâm thường xoay quanh dương vật lớn, dài, dày như thế nào.
Đây là 1 vấn đề quan trọng có thể sẽ không bao giờ được nghiên cứu vì nó làm mọi người rất không thoải mái để nói về nó. Có nhiều thần thoại về đối tượng này hơn những câu chuyện thần thoại Hi Lạp được viết.
13. Bản thân 1 cuộc ngoại tình ít quan trọng so với cái gì dẫn đến cuộc ngoại tình.
Những người ngoại tình được phân làm 2 kiểu: những người không muốn bị phát hiện và những người muốn được phát hiện.
Người thông minh muốn giữ cho gia đình họ nguyên vẹn hạn chế việc ngoại tình của họ bằng những cuộc tình ngắn hạn. Bằng cách đó, ham muốn tình dục của họ không làm ảnh hưởng đến hôn nhân. Những kiểu ngoại tình đó có thể không liên quan gì đến vợ/chồng của họ mà thay vào đó là những phút không tự kiểm soát được bản thân. Đàn ông dễ có những cuộc tình thuần tình dục. Nhưng nếu những cuộc tình về tình dục được lặp lại nhiều lần có thể là 1 sự né tránh những vấn đề trong hôn nhân của họ.
Người cố tình để bị phát hiện: người phô trương việc ngoại tình của họ thì họ có thể có 1 mối quan hệ có tính khổ dâm với đối tác trong hôn nhân của họ. Hoặc nếu không, bằng cách khoe khoang những cuộc tình, họ muốn có sự thay đổi và đang lát 1 con đường ly hôn không thể tránh khỏi.
Trong cả 2 trường hợp trên, yếu tố quyết định ngoại tình không phải là đột ngột xuất hiện. Con người sẽ cố gắng thỏa mãn những nhu cầu của họ, đặc biệt khi có những nhu cầu không được đáp ứng có vẻ như không cần thiết hoặc trở nên không thể chịu đựng nổi. Các bên liên quan – người lừa dối, người bị lừa dối và kẻ thứ 3 – tất cả họ đều có những cuộc sống ít nhất phần nào không thể ở được.
14. Mọi người về cơ bản giống nhau; đó là, họ đều muốn được thỏa mãn những nhu cầu sâu xa giống nhau và chế ngự những nỗi sợ giống nhau nằm bên dưới.
Nhìn chung, tất cả mọi người đều muốn tiền, quyền lực và sự ngưỡng mộ. Họ muốn thỏa mãn tình dục. Họ muốn cảm thấy thành công. Họ muốn cảm thấy được yêu thương.
Liên quan đến nguyên tắc này: Tiền và trí thông minh không bảo vệ được bạn. Chỉ có sức khỏe tinh thần mới làm bạn bình an; những cảm xúc của bạn về bản thân bạn và về những mối quan hệ thân mật ổn định của bạn là quan trọng trong cuộc sống.
15. Con người thường hành động ngược lại với cách họ cảm nhận, đặc biệt khi họ ốm.
Quá nhiều tình yêu có thể có nghĩa là ghét; quá nhiều sự ghét có thể có nghĩa là yêu.
Con người không nhất thiết là hành động theo những cảm xúc của họ vì những lý do có tính bảo vệ.
Hành động ngược với 1 cảm xúc thực sự được gọi là ‘phản ứng ngược’ (reaction-formation). Những người phản ứng ngược không chỉ nói điều ngược lại với những gì họ muốn nói. Họ còn sống với điều ngược lại đó. Trong thực tế, họ không nhận ra những cảm xúc nội tâm của họ.họ hành động ngược lại với những cảm xúc đó vì 1 nỗi sợ rằng những cảm xúc đó sở hữu sức mạnh có tính hủy diệt. Con người áp dụng ‘phản ứng ngược’ với bất kì điều gì họ sợ - tích cực hoặc tiêu cực, yêu hoặc ghét.
Ví dụ, khi con người kiêu ngạo, cảm xúc nằm bên dưới hành động đó của họ là họ bất lực.
16. Những phòng vệ khác...
Câu nói yêu thích của tôi đến từ bộ phim The Big Chill do nhân vật của Jeff Goldblum đóng. "Cố gắng sống mà không có 1 sự hợp lí hóa (rationalization); tôi cá là bạn không thể làm được.”
Chúng ta bóp méo thực tế , cả bên trong và bên ngoài tâm trí chúng ta để tồn tại.
Những sự bóp méo của thế giới nội tâm của chúng ta là phổ biến. Sự thoái lùi (Regression) là 1 trong những phòng vệ thú vị nhất, nó có nghĩa là hành động giống như 1 đứa trẻ để tránh né thế giới thực.
Những sự bóp méo “bên ngoài” có thể làm chúng ta gặp rắc rối rất nghiêm trọng.
Sự chối bỏ (denial) có thể gây tai họa, thường thấy ở người nghiện rượu. Người nghiện rượu thường chối bỏ thực tế rằng họ nghiện rượu.
Dìm hàng (devalue), đó là khi chúng ta muốn xúc phạm 1 ai đó nhưng có hại cho chúng ta – ví dụ, khiến chúng ta bỏ qua những vấn đề quan trọng của 1 buổi học vì chúng ta xem giáo viên là 1 ‘người ngu ngốc’.
Lý tưởng hóa (Idealizing), tức là đặt 1 ai đó lên 1 bệ thờ, có thể gây tổn thương- ví dụ, khi bạn nhận ra người yêu cũ của bạn mà bạn lý tưởng hóa họ từng lừa tiền bạn.
Phóng chiếu những cảm xúc sang người khác là 1 phòng vệ phổ biến. Sự tội lỗi là 1 cảm xúc đau đớn, do đó đôi khi chúng ta có thể xem người khác là đang tức giận với chúng ta thay vì chúng ta cảm thấy tội lỗi về bản thân mình. Ví dụ: “Tôi biết là bạn đang tức giận vì tôi quên sinh nhật của bạn” bạn nói vậy.
Chia tách (splitting) quan điểm của chúng ta về thế giới, ví dụ những anh chàng tốt và những anh chàng xấu là 1 sự bóp méo thực tế.
17. Để thành công trong thương trường cạnh tranh khốc liệt ở Mĩ đòi hỏi 1 tính cách đặc biệt và nó sẽ hủy hoại những mối quan hệ thân mật của bạn.
18. Con người xử lý với cái chết tốt như thế nào thường giống với cách họ xử lí tốt như thế nào với cuộc sống.
19. Người khác quan hệ với bạn như thế nào trong cuộc sống hằng ngày có thể nói với bạn rất nhiều về những vấn đề sâu sắc hơn của họ, ngay cả trong 1 khoảng thời gian rất ngắn.
Bạn có thể nói được rất nhiều điều về sự ổn định cảm xúc và tính cách của 1 ai đó bởi cách họ nói chào tạm biệt bạn. Người kéo dài lời tạm biệt thường có những vấn đề sâu xa về sự chia tách. Tất nhiên tất cả chúng ta đều có những vấn đề với sự chia tách (separation); nhưng nó là vấn đề của mức độ. Những người trong chúng ta đến từ những gia đình yêu thương, ổn định thì đem theo 1 sự yêu thương ấm áp, giúp chúng ta đương đầu với việc nói lời tạm biệt và sống 1 mình. Nếu không có những kí ức yêu thương an toàn này thì việc sống 1 mình và nói lời tạm biệt có thể giống như địa ngục.
1 người lạ kể với bạn toàn bộ câu chuyện cuộc đời của anh í ngay từ buổi phỏng vấn đầu tiên, ngay cả nếu bạn là 1 nhà tâm thần, thì cũng có thể có sự không lành mạnh về cảm xúc vì không có ranh giới giữa người đó và bạn – và nên có ranh giới. Sau cùng, vì bạn là 1 người lạ với người đó.
20. Lắng nghe với cái tai thứ 3 của bạn.
1 trong những người thầy của tôi ở Duke University Medical Center từng định nghĩa về cái tai thứ 3 là:
“Trong khi bạn đang nghe những điều 1 thân chủ đang nói, với cái tai thứ 3 của bạn để nghe lí do tại sao họ nói về nó.”
Nhà tâm thần có 1 cách nghe độc nhất. 1 nhà tâm thần kiểm tra những cảm xúc của bạn bằng 1 công cụ là bản thân ông ấy. Giống như 1 bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân bằng ống nghe.
21. Đằng sau mỗi nỗi sợ là 1 mong ước
Những mong ước thường không được chấp nhận về ý thức có thể được bộc lộ dễ dàng hơn như “những nỗi sợ.” 1 ví dụ phổ biến là câu nói có vẻ tự phát “Tôi thực sự không quan tâm đến tiền!” - Hãy giữ chặt ví tiền của bạn khi nghe ai đó nói như vậy.
Nguồn: PsychologyToday