Tác dụng của ngâm chân đối với giấc ngủ
Đôi chân tuy nhỏ bé nhưng có thể chứa đến hơn 60 huyệt đạo quan trọng cùng rất nhiều đầu mút thần kinh, phản xạ đến vỏ đại não.
Ngâm chân giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu, điều chỉnh hệ thống nội tiết, tăng cường khả năng miễn dịch giúp cơ thể khỏe mạnh.
Sau một ngày làm việc bận rộn, căng thẳng, mỗi tối trước khi đi ngủ bạn hãy ngâm chân vào nước ấm. Làm vậy hệ thống trung khu thần kinh được kích thích nhẹ nhàng, giúp cơ thể thư giãn, thoải mái, xua tan đi cơn mệt mỏi đem đến cho bạn một giấc ngủ sâu.
Một số cách ngâm chân đem lại giấc ngủ ngon
Ngâm chân bằng nước ấm và gừng tươi
Trong đông y, gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng giải độc, làm ấm cơ thể.
Ngâm chân bằng nước ấm và gừng giúp làm giãn mạch máu, tăng cường lưu thông máu đến khắp cơ thể, giảm đau nhức xương khớp, giúp ấm cơ thể đặc biệt là vào mùa đông giá rét. Ngoài ra, mùi thơm dễ chịu từ tinh dầu gừng góp phần làm dịu căng thẳng.
Cách làm nước gừng ngâm chân khá đơn giản, bạn chỉ cần 100g gừng còn nguyên vỏ, rửa sạch, đập giập cùng 2 lít nước.
Đun sôi nước, cho gừng vào, có thể cho thêm một thìa muối trắng. Đun thêm 5 phút cho tinh chất gừng hòa vào nước, muối tan. Sau đó, tắt bếp để nguội đến khoảng 50 độ C, rồi đổ ra dụng cụ để ngâm chân.
Nếu bận rộn, không có thời gian nấu, bạn có thể đập dập gừng, chế nước sôi vào để nguội bớt rồi ngâm chân hoặc mua chai gừng muối ngâm chân đóng sẵn ở các hiệu thuốc, chỉ cần đổ ra pha cùng nước ấm vừa đủ là dùng được ngay.
Trong quá trình ngâm, nhất là vào mùa đông nước nhanh nguội, bạn có thể vừa ngâm vừa chế thêm nước ấm để duy trì độ ấm cho nước.
Thực hiện ngâm chân 15 – 20 phút mỗi ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ngâm chân bằng nước gừng ấm kết hợp ngửi mùi hương nhẹ nhàng từ củ gừng giúp cơ thể thoải mãi, thư giãn, giải tỏa tinh thần khiến bạn ngủ ngon hơn.
Ngâm chân với nước ấm và muối
Đây là bài thuốc ngâm chân vô cùng dễ kiếm mà hiệu quả đem lại thật bất ngờ.
Nước muối có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, tăng lưu thông máu, làm ấm cơ thể. Ngâm chân nước muối 15 phút hàng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ khiến cơ thể thư giãn, thoải mái, làm giảm triệu chứng chân tay lạnh, ngăn ngừa, xoa dịu tình trạng viêm khớp, kích thích ngủ ngon.
Nếu như bạn là một người bận rộn, không có thời gian nấu các loại nước ngâm chân thì sử dụng nước muối là lựa chọn hoàn hảo. Chỉ cần pha hai thìa muối vào 2 lít nước ấm, chưa đầy 2 phút bạn đã có chậu nước ấm ngâm chân cho riêng mình.
Ngoài ra, thay vì sử dụng muối ăn thông thường để ngâm chân bạn có thể lựa chọn các loại muối ngâm chân với thành phần đá muối Himalaya, hay các loại muối ngâm chân thảo dược có bán tại các hiệu thuốc, siêu thị trên toàn quốc.
Ngâm chân với nước ấm và bột quế
Quế là một trong bốn thảo dược quý (sâm – nhung – quế – phụ ) rất tốt cho sức khỏe.
Ngâm chân bằng bột quế giúp giảm đau nhức mỏi, lạnh chân, phòng ngừa phong tê thấp, tăng cường tuần hoàn máu, giúp dễ ngủ. Ngoài ra ngâm chân bằng bột quế còn góp phần ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng hôi chân.
Hiện nay tại các siêu thị và nhà thuốc có rất nhiều loại bột quế ngâm chân đóng sẵn bạn chỉ việc mua về, mỗi lần ngâm lấy khoảng hai thìa cho vào chậu nước sôi, để nguội bớt rồi ngâm chân.
Nếu bạn cảm thấy chưa tin tưởng vào các thành phần bột quế bán sẵn, ban có thể mua quế khô tại nhà thuốc đông y. Mỗi lần ngâm bạn đem khoảng 100g quế khô đun sôi với nước trong 15 phút chờ nguội bớt rồi dùng.
Trong trường hợp nhà bạn có sẵn cây quế thì bạn có thể tận dụng lá quế. Nước nấu từ lá quế cũng có tác dụng tương tư.
Ngâm chân với nước ấm và sả
Sả là loài cây có nhiều tinh dầu. Đặc biệt mùi thơm từ tinh dầu sả rất nhẹ nhàng, dễ chịu.
Ngâm chân bằng nước sả mỗi ngày khiến cơ thể thư thái, dễ chịu, cải thiện giấc ngủ. Ngoài ra ngâm chân bằng sả cũng góp phần ngăn ngừa và làm giảm các triệu chứng hôi chân.
Để nấu nước sả ngâm chân, bạn cần chuẩn bị 2 lít nước, 5 nhánh sả và một thìa cả phê muối hạt.
Trước tiên, bạn đập giập sả, sau đó cho vào nồi nước đã cho thêm muối hạt rồi đun sôi khoảng 5 phút cho các tinh chất của sả tan vào nước. Sau đó tắt bếp để nguội bớt đến khoảng 50 độ rồi đổ ra dụng cụ để ngâm chân.
Ngâm chân với nước ấm và lá lốt
Với những người bị mất ngủ do đổ mồ hôi tay chân, đau nhức xương khớp thì ngâm chân bằng lá lốt là một liệu pháp tốt.
Dùng lá lốt ngâm chân, bạn nên lấy cả thân, rễ của cây để đạt hiệu quả cao. Cho 10 cây lá lốt đã rửa sạch, xắt khúc vào 2 – 3 lít nước, thêm một thìa muối hạt đun sôi khoảng 5 phút. Để nguội đến khoảng 50 độ, là bạn đã có chậu nước ngâm chân.
Khi ngâm chân cần lưu ý
- Nếu có điều kiện bạn hãy dùng chậu gỗ hay thùng gỗ để ngâm chân vì gỗ hấp thụ các vị thuốc tốt nhất và làm nước ngâm chân lâu nguội.
- Không nên ngâm chân trước và sau khi ăn 1 tiếng, tốt nhất là ngâm trước khi đi ngủ khoảng 1giờ.
- Nước ngâm chân nên để trong khoảng 38 – 43 độ C. Giữ ổn định độ ấm của nước bằng cho thêm nước nóng trong quá trình ngâm.
- Ngâm chân khoảng 15 – 20 phút mỗi lần, không nên ngâm quá nhiều vì sẽ không tốt cho tim.
- Sau khi ngâm chân cần lau khô, chà sát bàn chân vào nhau cho ấm rồi mới đi ngủ.
- Không ngâm chân khi chân có vết thương hở, nhiễm trùng, lở loét.
- Phụ nữ đang mang thai, đang thời kỳ kinh nguyệt, trẻ em đang trong giai đoạn dạy thì không nên ngâm chân.
- Người già mắc chứng khớp, tắc nghẽn động mạch, kém lưu thông máu nên hạn chế ngâm chân.
- Người sức khỏe yếu, người hay mẫn cảm, hay tụt huyết áp, huyết áp không ổn định, người mắc chứng xơ vữa động mạch, lưu thông máu kém tuyệt đối không được ngâm chân
Nguồn :https://annaobinhtam.com/ngam-chan-chua-mat-ngu-1489/