Tâm lý học cảnh sát.
rubiru > 06-02-2012, 01:25 AM
[FONT=Times New Roman]Tham khảo sách “ Police psychology- A New Specialty and New Challenges for Men and Women in Blue” của David J. Thomas
http://www.mediafire.com/?mmlk4ojsralmpns
Hiểu tâm lý tội phạm.
Khi xem xét về tâm lý tội phạm, điều gì bạn tin là quan trọng nhất, hiểu được quá trình nhận thức của người phạm tội hoặc hiểu về hành vi của họ ? Hoặc liệu chúng ta có nên cố gắng tìm hiểu những ảnh hưởng lớn đến hành vi của tội phạm : yếu tố sinh học, tâm lý hoặc môi trường ? Yochelson và Samenow (1976) khẳng định rằng : quá trình nhận thức chính là chìa khóa để hiểu về tội phạm chứ không phải hành vi của tội phạm. Yochelson và Samenow (1976) đã khám phá ra rằng những tội phạm sở hữu 1 loạt những nét tính cách phổ quát hoặc những suy nghĩ sai lầm. Những sai lầm đó bao gồm : nỗi sợ hãi, thiếu lòng tự trọng, lòng tự hào, nhu cầu muốn cảm thấy mình quan trọng, nói dối, thiếu sự tin tưởng, khả năng ra quyết định kém và thiếu khả năng chịu trách nhiệm cho những hành vi phạm tội (pp. 252–302).
Ngoài những đặc điểm tính cách nói trên, Yochelson và Samenow xác định được 3 cơ sở chính của người phạm tội là : sự tức giận, thiếu khả năng thấu cảm và sự dập tắt những cơ chế ( mechanism). 3 nét tính cách trên cũng gắn liền với những chứng bệnh thuộc về nhân cách theo nghiên cứu của Hervey Cleckley(1941) và Dr. Robert Hare (1991).
Sự tức giận.
Tức giận là 1 cảm xúc thú vị của con người. Nó có thể là 1 động lực to lớn liên quan đến sự thành công hoặc thất bại của 1 cá nhân. Sự tức giận có thể chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc phạm tội khi nó gắn liền với những cảm xúc khác như ghen tuông hoặc căm ghét.
Yochelson and Samenow (1976) nói rằng sự tức giận ở người phạm tội là 1 cách đáp ứng trước nỗi sợ hãi và là 1 cách để đạt được sự kiểm soát (pp. 268–270).
Keppel and Birnes (1998) phân loại sự giận dữ gắn liền với những kẻ giết người hàng loạt, là 1 điều gì đó hoàn toàn không bình thường và sự giận dữ của người đó xảy ra liên tục chứ nó không phải là 1 cảm xúc tạm thời hoặc tùy theo hoàn cảnh. Đối tượng giận dữ không bao giờ thực sự hiểu được nguồn cơn của sự tức giận của y , sự tức giận đó gia tăng dần dần và theo cấp số nhân từ tuổi vị thành niên đến tuổi trưởng thành; và không có cách nào để bù đắp cho sự tức giận đó ngoại trừ cách thông qua 1 hành vi lệch lạc(pp. 317–318).
Beck (1999) khẳng định là những người xung hấn, muốn thao túng người khác nhìn chung tin rằng họ có quyền đó và áp đặt lên người khác.
Sự tức giận cho phép 1 ai đó hợp lý hóa cho những hành động mà họ gây ra.
Sau đây là 1 số bình luận của :
Tội phạm bạo lực gia đình :” Đó là lỗi của cô ấy. Tôi không muốn đánh vợ, nhưng cô ấy biết cách làm cho tôi nổi điên. Cô ấy hiếu rằng công việc của cô ấy là chuẩn bị cơm tối sẵn sàng khi tôi từ cơ quan về đến nhà. Hôm nay tôi về đến nhà và bữa tối vẫn chưa có, do đó tôi đánh vợ.”
Tội phạm hiếp dâm trẻ em :” Tôi và bạn gái có vấn đề. Tôi muốn một ai đó yêu tôi, do đó tôi quan hệ với đứa con gái 3 tuổi của bạn gái mình. Đó không phải lỗi của tôi, đó là lỗi của bạn gái. Nếu cô ấy không đối xử với tôi như vậy thì điều này đã không bao giờ xảy ra.”
Tội phạm giết người :” Anh ta làm tôi phát điên vì không tôn trọng tôi trước mặt những đứa con. Tôi sẽ bị mất uy tín và mọi người sẽ cười tôi. Vì vậy tôi đã bắn 2 viên đạn vào đầu anh ta. Đó là lỗi của anh ta. Nếu anh ta không bao giờ không tôn trọng tôi thì anh ta vẫn có thể sống đến ngày hôm nay.”
Nếu bạn phân tích những lời nói trên thì điều nổi bật trong mỗi trường hợp đó là các đối tượng đã tức giận. Trong mỗi trường hợp, người phạm tội có những quan điểm, niềm tin , tiêu chuẩn sai lầm và dùng nó để hợp lý hóa cho hành vi của y.
Trong trường hợp bạo lực gia đình, đó là quyền lực và sự không tôn trọng. Người phạm tội là trụ cột của gia đình, và bởi vì địa vị của anh ta trong gia đình, anh ta kỳ vọng rằng bữa tối sẽ luôn luôn sẵn sàng. Khi bữa tối chưa có, đó là dấu hiệu của 1 sự không tôn trọng. Anh ta đã hợp lý hóa cho hành vi bạo lực bằng cách nói đó là lỗi của vợ và cô ấy phải biết những hậu quả.
Trong trường hợp hiếp dâm, anh ấy tức giận bởi vì bạn gái không cho anh quan hệ tình dục và họ đang có vấn đề. Anh ấy xem tình dục như nguồn tình yêu duy nhất chứ không phải là những cảm xúc của tình yêu. Bởi vì anh ấy không được quan hệ tình dục với bạn gái nên anh ấy nổi giận. Và để chứng tỏ với bạn gái ai là người kiểm soát, anh ấy cưỡng hiêp đứa con 3 tuổi của bạn gái.Tuy nhiên, anh ấy dự tính quan hệ với bé gái 3 tuổi ngay từ đầu, và anh ta không có khả năng duy trì 1 mối quan hệ trưởng thành lâu dài với bạn gái. Việc cho là mình thất bại trong mối quan hệ với bạn gái trở thành 1 cái cớ.
Trong trường hợp giết người, anh ấy tức giận bởi vì anh ấy cảm thấy uy tín của mình bị hủy hoại.” Nếu tôi không làm gì cả, tôi sẽ bị mọi người xem thường, và sau đó mọi người sẽ nghĩ là họ có thể làm điều đó với tôi”. Anh ấy xấu hổ, sợ hãi, thiếu lòng tự trọng.
Thiếu sự thấu cảm.
Thấu cảm là 1 cảm xúc của con người , theo đó chúng ta có khả năng nhìn nhận 1 tình huống nào đó từ cách nhìn của người khác. Thấu cảm không nên bị nhầm lẫn với thuật ngữ đồng cảm. Thấu cảm nghĩa là chúng ta hiểu được những quyết định của 1 ai đó, làm thế nào mà cô ấy lại có 1 kết luận như vậy, và làm thế nào mà cô ấy suy nghĩ về những hậu quả có khả năng xảy ra.
Trong thuật ngữ thấu cảm, 1 tội phạm là người được phân loại như 1 người chỉ yêu bản thân ( narcissist) , bệnh tâm thần hoặc có nhân cách chống đối xã hội , họ không có sự thấu cảm; mục tiêu của anh ấy là sự hài lòng của bản thân và đạt được nó bằng mọi giá (Cleckley, 1982; Hare, 1993).
Vito, Maahs, and Holmes (2007) nhận thấy những tội phạm có xu hướng vị kỷ , thù địch và vô cảm với người khác (p. 128). Walters (1990) còn cho rằng quá trình suy nghĩ của tội phạm là vô lý và người phạm tội nhầm lẫn giữa nhu cầu với mong muốn.
Sự dập tắt những cơ chế ( mechanism)
Điều gì cho phép 1 người trở nên quá lạnh lùng, không nhận ra được những hành động của họ gây tổn thương hoặc giết chết người khác ? Tất cả chúng ta đều có khả năng phạm tội giết người, nhưng nó phải có những hoàn cảnh dẫn đến khả năng này. Những người phạm tội được xem là có sự dập tắt những cơ chế. Đây là những cơ chế cho phép người phạm tội gạt những nỗi sợ hãi của họ khỏi ý thức, và đó là cơ chế phòng vệ tâm lý quan trọng (Yochelson & Samenow, 1976; Hickey, 2002).Cơ chế này đã được bàn luận bởi Freud, Egger, và Lifton. Covino (2000) nói rằng 1 trạng thái tách rời bảo vệ tâm lý con người khỏi những kinh nghiệm căng thẳng quá mức. Và người phạm tội có khả năng ngăn chặn những nỗi sợ hãi ra khỏi tâm trí cô ấy nhằm đạt được mục tiêu.
Nhiều tội phạm sử dụng rượu, chất gây nghiện nhằm đem lại lòng can đảm cho họ. Bennett and Holloway (2005) để ý thấy một số tội phạm lạm dụng thuốc nhằm viện lý do bào chữa cho hành vi phạm tội (p.88). Bushman and Cooper (1990) cho rằng có 2 động cơ uống rượu – nhằm giảm lo âu và liên quan đến quyền lực – và khi 2 động cơ trên tương tác với rượu, chúng tạo điều kiện thuận lợi cho sự xung hấn (p. 342). Hickey (2002) nhận thấy có 1 yếu tố tạo thuận lợi trong trường hợp tội phạm hiếp dâm hoặc giết người hàng loạt còn hơn cả rượu và chất gây nghiện ; nó có thể là sách báo khiêu dâm.
Những động cơ.
Rất khó để chứng minh động cơ liên quan đến việc phạm tội vì nó đòi hỏi bạn hiểu những gì người phạm tội đã suy nghĩ tại thời điểm họ phạm tội. Trong 1 cuộc điều tra của cảnh sát, họ cần trả lời được 6 câu hỏi : ai, cái gì, ở đâu , khi nào, như thế nào và tại sao.
Douglas and Douglas (2006) phát biểu rằng : hành động phản ánh nhân cách.
Việc điều tra động cơ bắt đầu với nạn nhân và những mối quan hệ của họ với gia đình, bạn bè, người quen, đồng nghiệp, người bạn đời, những kẻ thù , những thói quen, sở thích với/ hoặc không làm với gia đình, máy tính, thu âm đ.iện thoại di động .
Mối quan hệ giữa nạn nhân với bối cảnh phạm tội : tại sao nạn nhân ở địa điểm này vào 1 thời gian cụ thể ? Hoặc liệu việc phạm tội xảy ra ở địa điểm khác ? Hertig (2004) nhận thấy mối quan hệ giữa tội phạm- nạn nhân cũng giống như giữa thú săn mồi và con mồi. Và để điều tra thành công, chúng ta phải hiểu về con mồi cũng như kẻ săn mồi (p. 27).
Douglas, Burgess, Burgess, and Kessler (2006) đưa ra 4 kiểu phạm tội giết người nói chung : tập đoàn tội ác, cá nhân giết người, giết người tình dục và nhóm giết người . Và mỗi loại lại có 1 số tiểu thể loại. Theo phân tích của Douglas et al. (2006), nếu chúng ta xem xét những động cơ sau, trong nhiều trường hợp , chúng có tính phổ quát và có thể được áp dụng đối với tội phạm giết người, trộm cắp , đốt nhà , tội phạm kinh tế và cưỡng hiếp. Những động cơ khiến 1 ai đó phạm tội đó là : sự tức giận , sợ hãi, ghen tuông, trả thù, bảo vệ giá trị bản thân, xấu hổ, không được tôn trọng, tình yêu, thù hận, tưởng tượng, quyền lực, kiểm soát, tài chính, lòng tham, cơ hội và sự tò mò. Ta cũng cần chú ý rằng những loại động cơ trên không loại trừ lẫn nhau và chúng có thể phụ thuộc lẫn nhau trong suốt quá trình phạm tội.
Trường hợp kẻ sát nhân Leo Boatman
4/1/2006, Leo đi vào rừng Ocala ở Florida để cắm trại. Khi ở trong rừng, anh ta hỏi 1 cặp đôi về hướng đi đến con đường mòn. Leo miêu tả về cặp đôi đó là người vô cảm. Anh để ý thấy cô gái đó nói rất ít . Sau đó anh ta quay lại, nấp trong bụi rậm và giết cặp đôi đó bằng súng trường AK-47. Anh ta cố che dấu 2 cái xác bằng cách kéo chúng lại gần 1 cái ao.
Leo từng bị đi tù và sống trong trại trẻ mồ côi từ năm 12 tuổi. Trong khi ở tù và ở trại trẻ mồ côi, anh ấy phải tự tạo ra thế giới của chính mình. Anh ấy tưởng tượng mình là nhân vật lãnh đạo. Anh ấy thích bộ phim “ sự im lặng của bầy cừu” và ngưỡng mộ tiến sỹ Hannibal về trí tuệ của ông ấy. Các viên chức trong nhà tù lo sợ Leo sẽ giết người sau khi anh được thả.
Về việc giết người, Leo không cảm thấy gì cả ( vô cảm). Leo giết các nạn nhân vì sự tò mò. Theo Leo, nếu 1 người tỏ ra vô cảm hoặc không tử tế với anh ta, thì sau đó họ là người sẽ bị giết (Marion County Sheriff’s Office, Leo Boatman Interviews, 2006).
Phân tích về Leo
- Leo có giận dữ ? Anh ta có 1 tuổi thơ uất hận. Mẹ anh chết đuối khi anh mới 8 tuổi. Leo cảm thấy cay đắng và bị bạo hành trong trại trẻ mồ côi. Anh ta bị đi tù vì tội trộm cắp và đốt nhà. Anh ta tức giận với cảnh sát và những nhà trị liệu tâm lý vì gọ gán nhãn anh ấy là 1 sociopath và tin là nếu thả Leo ra thì anh ta sẽ giết người.
- Anh ta có thấu cảm ? Không. Anh ấy không cảm thấy hối hận, thương xót cho những nạn nhân của mình. Những hành động của Leo phần nhiều vì danh tiếng.
Liệu anh ấy có sự dập tắt các cơ chế nhữ thảo luận ở trên ? Có. Leo có khả năng tách rời hành động của mình khỏi trạng thái ý thức.
Anh ta là 1 kẻ thao túng ? Có. Trong cuộc phỏng vấn Leo, anh ta nói là bắt đầu lập 1 băng đảng trong tù. Anh ta nói điều này rất vui. Anh ta cũng hỏi những sỹ quan về quân đội và việc huấn luyện. Những sỹ quan này chia sẻ và Leo có được thông tin về cách giết người.
Anh ta có sử dụng rượu hoặc chất gây nghiện để tạo thuận lợi cho việc phạm tội ? Không.
- Mối quan hệ giữa Leo và các nạn nhân ? Không; đó là 1 vụ giết người xa lạ. Anh ta chọn họ 1 cách ngẫu nhiên.
- Điều gì về chuyện giết người làm phiền anh ta ? Có. Ban đầu anh ta cố gắng che dấu những cái xác trong 1 cái ao; tuy nhiên, touching the bodies grossed him out. Although this was his fantasy, he was a killer still learning. Thêm vào đó, anh ta nói rằng mình sẽ giết người lại nếu như không bị bắt. Anh ta nói : việc giết người không làm anh ấy phấn khích nhiều bằng việc bị bắt và phải đối mặt với án tử hình.
- Anh ta có bị ảnh hưởng bởi phim ảnh hoặc sách báo ? Có. Người anh hùng của anh ấy là Hannibal Lecter trong bộ phim “ Sự im lặng của bầy cừu”.
- Liệu Leo bị thúc đẩy bởi nhu cầu hay mong muốn ? Đó là mong muốn ( want). Anh ấy muốn sống trong tưởng tượng muốn giết 1 ai đó, mà anh ấy tin là nó sẽ làm mình nổi tiếng.
- Bạn có thể nhận ra những khiếm khuyết về nhân cách của Leo ? Có. Từ 1 chẩn đoán lâm sàng, anh ấy có thể thuộc kiểu rối loạn nhân cách chống đối xã hội (antisocial personality disorder) với những dấu hiệu như : thiếu sự thấu cảm, cái tôi kiêu ngạo, không có khả năng sống hòa hợp với những chuẩn mực của xã hội, điều khiến người khác để trục lợi cho mình, xung hấn (American Psychiatric Association, 2000).
Phân loại tội phạm
Trong lĩnh vực tội phạm, tội phạm được phân loại thành 2 loại chính : tội phạm về con người và tội phạm về tài sản. Trong những phân loại đó, có 1 hệ thống thứ bậc từ những tội ít nghiêm trọng nhất đến những tội cực nghiêm trọng.
( xem hình trang 135 )
[/FONT]