Việc sinh ra một đứa trẻ khiếm khuyết về khả năng hoặc bệnh mãn tính thực sự đưa gia đình của trẻ vào những khó khăn của một cuộc hành trình không mong đợi.
Mỗi người có những biểu hiện một cách khác nhau
Có những phụ huynh bắt đầu tìm tòi học hỏi mội thứ có liên quan đến bệnh tật của con mình. Có người lại tìm đến sự giúp đỡ của người khác như tìm đến các chuyên gia. Có người lại bộc lộ sự yếu đuối uỷ mị của mình, họ có cảm giác đó thực sự là một cú sốc lớn. Bởi khi mang thai họ chưa bao giờ nghĩ đến con mình lại bị khiếm khuyết khả năng như vậy. Chính vì thế có người tự đổi lỗi cho mình rồi bị rơi vào trạng thái trầm cảm. Có người họ chẳng biết đổ lỗi cho ai thì chửi bới những người xung quanh, trách móc cuộc đời và số phận. Một số khác rơi vào tuyệt vọng…
Trong phạm vi gia đình, các cách xoay sở khác nhau của bố mẹ có thể bổ sung cho nhau nhưng cũng có thể làm tăng thêm nguy cơ căng thẳng. Do vậy, tình hình cũng chẳng cải thiện được bao nhiêu. Những người cha thường bộc lộ sự cứng rắn của mình cho nên những người vợ lại cảm thấy thất vọng vì chồng không biểu lộ sự lo lắng. Đó là vì họ không để lộ cảm xúc của mình ra bên ngoài trong lúc tập trung vào việc tìm cách chữa bệnh cho con.
Về phía họ, họ lại cho rằng vợ mình quá yếu đuối và uỷ mị, cách thể thể hiện đó chỉ làm cho tình hình thêm tồi tệ hơn mà thôi. Do đó, vợ chồng phải hiểu rõ hơn về cách làm của nhau, chia sẻ những tâm tư, những lo lắng…thì mới có thể làm trong bầu không khí gia đình bớt u ám nặng nề. Khi bố mẹ đã hiểu rõ và chấp nhận cách làm việc của nhau, cả hai đều có cảm giác như được san sẻ gánh nặng và hạnh phúc hơn rất nhiều.
Chịu đựng nỗi đau
Là biểu hiện của rất nhiều bậc cha mẹ có con bị khuyết tật. Điều này hoàn toàn bình thường và chúng ta có thể hiểu được. Họ cảm thấy hối tiếc vì đã không có được đứa con bình thường như mình đã mong đợi. Nhưng dần dần họ cũng phải quen và chấp nhận thực tế này.
Phổ biến nhất là bạn sẽ trải qua từng giai đoạn với những biến đổi của cảm xúc. Lúc đầu bạn muốn khước từ sự thật này. Sau đó là buồn phiền và giận dữ. Điều này hầu như xảy ra ở tất cả những bậc cha mẹ ở hoàn cảnh đó. Cảm xúc này tồn tại một cách dai dẳng. Có lúc giường như giảm bớt nhưng có lúc lại trở lại như cũ. Vì vậy, cảm xúc này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống tâm lý của bạn. Làm bạn rất dễ rơi vào trạng thái nóng giận hay chán nản mà chẳng biết lý do gì. Cho đến khi bạn nhận ra rằng chính những nỗi đau bạn đang chịu đựng đã góp phần hình thành nên tình trạng mất kiểm soát trên. Sự đau khổ này cũng có thể trở thành những rắc rối khi người bố hoặc mẹ dường như bị giam hãm trong một căn phòng không lối thoát. Họ nổi giận với bất kì ai, chán nản đến độ không muốn bước xuống giường vào buổi sáng hoặc khăng khằng từ chối sự thật đau lòng này.
Một phần những nỗi đau này sẽ được thời gian khoả lấp. Thông thường, họ cần được sống cho mình một thời gian nhưng sẽ không tốt cho sức khoẻ khi họ bị cô độc của mình. Nỗi đau sẽ vơi đi nếu họ có người để chia sẻ. Khi họ có đủ can đảm để chia sẻ nỗi đau với người bạn đời, gia đình, bè bạn hay các chuyên gia tâm lý,…đó là những dấu hiệu của sự hồi phục những tổn thương trong tinh thần của họ. Và hãy cố gắng để làm được điều đó.
Nhiều cha mẹ còn có tâm lý dằn vặt với những tội lỗi
Một hành động phổ biến khác là các bậc cha mẹ cảm thấy mình có tội. Người mẹ có thể nghĩ “chắc mình đã phạm phải tội lỗi nào đó và giờ bị trừng phạt”. Họ không ngừng dằn vặt mình với ý nghĩ đó, bất chấp lời khuyên bảo của một người và lời khẳng định từ phía bác sĩ: đó chỉ là do vấn đề về bẩm sinh, hay kém may mắn…
Vấn đề mặc cảm tội lỗi sẽ khiến cho con người mất đi phương hướng để tiến về phía trước. Mối bận tâm về quá khứ làm cạn kiệt nguồn sinh lực mà đúng lý ra người mẹ phải dành để đối phó với thực tế đang diễn ra. Nguy hiểm hơn, nó có thể làm họ xuôi tay bất lực cho rằng; “tất cả là lỗi do tôi, vì vậy tôi không mong đợi làm được bất cứ điều gì cả”. Bạn đừng làm mình rơi vào những chiếc bẫy do mình tự giăng ra này và nếu nó xảy ra với người bạn đời hãy đối mặt và thức tỉnh họ.
[FONT="]Để biết thêm các thông tin liên quan khác các bạn vui lòng ghé thăm trang [/FONT][FONT="]
[/FONT]
[FONT="]
[/FONT]
[FONT="]http://www.mangthai.vn[/FONT][FONT="] để biết thông tin chi tiết , đây là 1 trang web rất hay và bổ ích cung cấp thông tin, hỗ trợ dịch vụ, tổ chức tuyên truyền, tư vấn và đào tạo các kiến thức, kỹ năng làm cha mẹ, các kỹ năng sống cho trẻ em.[/FONT]