Hãy làm ngay những việc bạn có thể làm, nên làm và muốn làm
rubiru > 03-21-2013, 01:37 AM
Tham khảo
Just Do It!
If you can do it, should do it, and want to do it, what are you waiting for?
Published on March 17, 2013 by William R. Klemm, D.V.M, Ph.D. in Memory Medic
Nếu bạn có thể làm nó, nên làm nó, và muốn làm nó, thì bạn đang chờ đợi điều gì? Nhiều việc trong cuộc sống mà chúng ta viện lí do hoặc đổ lỗi không phải được tạo ra bởi những gì chúng ta làm mà bởi những gì chúng ta không làm. Có thể chúng ta chỉ đang trì hoãn. Hoặc có thể nó chỉ là 1 ý nghĩ, 1 điều gì đó chúng ta nghĩ sẽ rất tuyệt để làm, nhưng chúng ta chỉ không nghiêm túc về nó.
Điều gì ngăn không cho chúng ta hành động?
1 lí do để bào chữa đó là chúng ta dường như không thể tìm thấy thời gian. Điều đó là không đúng. Bất kì điều gì chúng ta làm trong cuộc sống, chúng ta tìm thấy hoặc dành thời gian cho nó. Đó là vấn đề của tính ưu tiên và đôi lúc chúng ta không dành ưu tiên tốt.
Sợ hãi là 1 nguyên nhân rõ ràng khác của sự không hành động. Có nhiều kiểu sợ hãi gây ra sự không hành động:
Sợ thất bại
Sợ trở nên khác biệt
Sợ bị từ chối
Sợ thành công
Sợ thất bại nảy sinh từ sự hoài nghi bản thân. Chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta không đủ hiểu biết, không có đủ thời gian hoặc năng lượng, hoặc thiếu khả năng, những nguồn lực và sự giúp đỡ. Cách chữa trị cho nỗi sợ đó là học những gì cần thiết, dành thời gian, nâng cao tình thần để chúng ta có năng lượng, mài dũa những kĩ năng có liên quan và xoay sở những nguồn lực và sự giúp đỡ. Những điều đó có thể là sự đòi hỏi khắt khe. Nhưng ta không ngạc nhiên khi có rất nhiều việc chúng ta có thể, nên và muốn làm nhưng không làm.
Chúng ta xem thất bại là 1 điều xấu. Nhưng thất bại thường là điều tốt và cần thiết. Tỷ lệ giữa những thất bại và những thành công đối với bất kì người nào là khá ổn định. Do đó, nếu bạn muốn có nhiều thành công, bạn cần có nhiều thất bại. Các tập đoàn trên thế giới đã nhận ra nguyên tắc này, và Jeff Dyer trong cuốn sách của ông “The Innovator’s DNA” nói rằng chìa khóa để thành công trong kinh doanh là “fail often, fail fast, fail cheap.” Thất bại là điều bình thường chừng nào bạn học hỏi được từ nó.
Sợ trở nên khác biệt dẫn đến bệnh lý xã hội (social pathology). Nó có thể làm con người tham gia vào những nhóm, những lối sống không tốt cho họ hoặc thậm chí nguy hại. Kết quả tất yếu là những cam kết xã hội xấu làm bạn khó khăn hơn để trải nghiệm những sự lựa chọn tốt hơn. Tất cả mọi người không thể là 1 nhà lãnh đạo (nhà lãnh đạo, theo định nghĩa là người khác biệt với đám đông). Nhưng tất cả chúng ta có thể sẽ tốt hơn khi chúng ta là con người riêng của chúng ta.
Sợ trở nên khác biệt thường nảy sinh từ sự bất an cá nhân và thiếu tự tin. Đó là những cảm xúc méo mó và cuộc sống của 1 người có thể không bao giờ toàn mãn chừng nào họ vượt qua những cảm xúc đó. Điều này đến từ vấn đề của lòng tự trọng (self-esteem). 1 điều mà nhiều người không nhận ra đó là lòng tự trọng có 2 yếu tố khác riêng biệt: giá trị bản thân (self-worth) và sự tự tin (self-confidence). Giá trị bản thân được trao cho (bởi sự đánh giá và yêu thương bởi những người khác). Sự tự tin không thể được trao cho – nó phải do bạn kiếm được. Người thiếu tự tin chối bỏ những cơ hội để tận hưởng thành quả của sự thành công. Cuộc sống của họ trở thành 1 vòng luẩn quẩn bắt đầu với sự thiếu tự tin, thiếu năng lực, thiếu thành công và tăng cường sự bào chữa cho sự không tự tin.
Nếu chúng ta khác biệt, đám đông có thể từ chối chúng ta. Sự từ chối chắc chắn gây đau khổ. Không ai (lành mạnh về tâm lý) muốn đau khổ. Nhưng không ai có thể cảm thấy thỏa mãn khi họ sống để làm vừa lòng tất cả những ý kiến mà người khác có về chúng ta. Chúng ta cần trung thực với bản thân, tin tưởng vào những giá trị và những tiêu chuẩn của chúng ta. Nếu con người chúng ta không xứng đáng với sự tin tưởng đó, chúng ta chắc chắn có thể sửa chữa nó.
Sợ thành công thường được học hỏi bằng cách xem những người khác thất bại trong việc điều chỉnh với sự thành công. Chứng kiến những người nổi tiếng kết thúc cuộc đời bằng tự sát. 1 số người trở nên lừa dối, kiêu ngạo, tách biệt như là kết quả của sự thành công của họ. Chúng ta không muốn điều đó xảy ra với chúng ta. Nhưng khi chúng ta đầu hàng trước nỗi sợ thành công của chúng ta, chúng ta xác nhận sự thiếu tin tưởng vào bản thân chúng ta.
Do đó, khi cuộc sống đem đến cho bạn cơ hội để làm 1 việc gì đó mà bạn có thể, nên, và muốn làm, hãy làm nó!
Nguồn: Psychologytoday